Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở phải xác định công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên hàng ngày; Việc chấp hành các quy định của phòng cháy, chữa cháy là một tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan đơn vị đoàn thể, hội viên, cán bộ Đảng viên, công nhân viên chức và người lao động.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình.

Ban Bí thư cũng yêu cầu phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. T

ập trung xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sâu rộng, gắn với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với phương châm “4 tại chỗ”. Trong đó nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

Cần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. Xây dựng phương án phòng cháy chữa, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, nhất là đối với những địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, các khu công nghiệp, thương mại…có nguy cơ cháy, nổ cao. Có phương án chuyển khu công nghiệp, khu chế xuất không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy, các cơ sở sử dụng dây chuyền sản xuất đã cũ, lạc hậu, hoặc đã sử dụng nhiều năm, các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao như: sản xuất, chế biến gỗ, sang chiết gas, xăng dầu, hóa chất….ra khỏi khu dân cư.    

Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy nhất là đối với các chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại, chợ, rừng, khắc phục dứt điểm vi phạm, sơ hở về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.  Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy…/.