Để xảy ra vụ việc tuyến cáp quang nội bộ truyền dữ liệu thu phí không dừng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bị đứt vào sáng 24/4 khiến cho các phương tiện phải xếp hàng dài chờ trả tiền mặt khi qua trạm, gây bị ùn ứ nhiều cây số, đơn vị cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm thế nào?
Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) về vấn đề này.
PGS.TS Ngô Trí Long: Sự cố đó làm ùn tắc, gây hậu quả rất lớn tốn kém nhiều thời gian chi phí và mất lòng tin của người sử dụng.
Điều này trách nhiệm chắc chắn thuộc về đơn vị cung cấp dịch vụ, thế nhưng bây giờ bồi thường lại thì cũng hơi khó tính toán.
Theo tôi, đơn vị cung ứng dịch vụ phải xem xét lại, rút kinh nghiệm; thứ hai là phải có chế tài xử phạt và thứ ba phải yêu cầu có biện pháp phòng ngừa trong thời gian tới, không thể để như thế này được.
PGS.TS Ngô Trí Long: Thứ nhất đơn vị cung ứng dịch vụ bao giờ cũng phải có phương án dự phòng, đặc biệt vào thời điểm lưu lượng xe lớn như ngày lễ, ngày tết hay vào những giờ cao điểm phải có phương án dự phòng.
Để giải quyết vấn đề này, đơn vị cung ứng phải kết hợp với những đơn vị kĩ thuật, đề phòng những sự cố như vậy.
PGS.TS Ngô Trí Long: Đối với đơn vị cung ứng dịch vụ thì mục tiêu là lợi nhuận nên đầu tư với chi phí thấp nhất. Thế nhưng, họ chưa thực sự chú ý tới chất lượng các thiết bị dịch vụ, việc xảy ra các sự cố là không tránh khỏi.
Ngoài phần mềm thì thiết bị cực kỳ quan trọng, phần mềm hiện nay rất đa dạng và tốt, nhưng quan trọng nhất là thiết bị có tốt hay không?
Vấn đề này cơ quan chức năng cần phải kiểm tra giám sát hết sức chặt chẽ. Và việc kiểm tra, giám sát đó có thực chất có hiệu quả hay không là một vấn đề khác, bởi hiện nay tiêu cực đang diễn ra rất phổ biến nên cần có những đơn vị khác vào giám sát.