Sáng 5/5 (15/4 âm lịch), hàng vạn đồng bào phật tử cố đô Huế đã quy tụ về lễ đài chính tại tổ đình Từ Đàm thành phố thành phố Huế để tham dự đại lễ Phật đản Phật lịch 2556. Đông đảo tăng ni phật tử từ các tu viện, tự viện niệm phật đường trong tỉnh đã quy tụ về lễ đài chính tại chùa Từ Đàm tham dự nghi lễ mừng Đức Phật đản sinh.

anh-7.jpg

Các vị Ni sư tham dự đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 tại tổ đình Từ Đàm- Huế

Cũng trong ngày, tại nhiều ngôi cổ tự ở Huế đã mở cửa đón hàng vạn du khách đến Huế tham quan mùa Phật đản. Điểm đến nhiều nhất là khu vực đền Huyền Trân -nơi có đền thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông và thiền viện Hương Vân.

Hòa thượng Thích Từ Ân cho biết: “Mỗi năm cứ đến ngày Phật đản sinh, tôi và các đệ tử ở chùa Từ Lâm điều đến dâng hương ở Thiền viện Hương Vân và thắp nén nhang tâm linh gởi đến Phật hoàng Trần Nhân Tông. Đối với nhiều người phật tử và giới Tăng Ni đạo lý từ bi hỷ xả  của đức Phật hoàng đã giúp con người luôn biết giữ mình cho dù gặp phải luôn đối diễn với những bi, ai trong cuộc sống”.

Tại khu vực tượng đài Quan Âm ở núi Tứ Tượng, thôn Bằng Lãng, xã Thủy Bằng, thị xã  Hương Thủy, từ sáng sớm đã đông nghịt người đến dâng hương trong đó phần lớn là du khách hành hương từ các tỉnh thành khác đổ về và bà con phật tử ở cố đô Huế.

Tại khu vực lễ đài rất nhiều chai nước thánh và hương khói nghi ngút đã làm tăng thêm sự linh thiêng ở chốn thiền môn.

Bạn Trần Thanh Phương đến từ Đắc Lắc cho biết: “Trong Phật Giáo, Đức Bồ tát Quán Thế Âm được xem là hiện thân của Chân lý, Từ bi, Tình thương, Bác ái. Trong mùa Phật đản cho dù đã đi nhiều chùa thờ đức Quán Thế Âm Bồ Tát nhưng đây là có lẽ là Huế là nơi để lại cho mình nhiều ấn tượng nhất”.

Nghi lễ khai mạc sáng 5/5 ở chùa Từ Đàm Huế

Đặc biệt vào lúc 19h tối 5/5, tại Bến Nghinh Lương Đình – Huế diễn raLễ hội Hoa đăng cầu Quốc thái dân an – Thế giới hoà bình – Chúng sanh an lạc. Đây là một nghi lễ tâm linh thuần túy của Phật giáo lần đầu tiên được tổ chức quy mô tại Huế giới thiệu đầy đủ nội dung và ý nghĩa lễ hội Hoa đăng truyền thống trên sông Hương. Lễ hội với 3 phần gồm Nghi thức hành chánh, Nghi lễ tâm linh và Biểu diễn nghệ thuật tại Nghinh Lương đình.

Trước đó vào lúc  18h, lễ rước ánh sáng diễn ra từ Lễ đài Phật đản chính của Giáo hội tỉnh tại chùa Từ Đàm, rước bằng 4 xe hoa với đoàn cung nghinh là Ban Nghi lễ của Giáo hội, Hội Nhã nhạc. Đoàn sẽ đi qua đường Điện Biên Phủ xuống đường  Lê Lợi – đến cầu Phú Xuân  để về bến  Nghinh Lương đình.

Dự kiến sẽ có khoảng 15.000 hoa đăng được thả xuống sông Hương.

** Cũng trong sáng 5/5, tại Chùa Bửu Quang – thị xã Sa Đéc, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2556.

Trong những năm qua, phát huy tinh thần Phật giáo Việt Nam, tăng, ni, phật tử trong tỉnh Đồng Tháp đã không ngừng phấn đấu, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, cùng chung tay thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh và thực hiện nhiều chương trình nhân đạo từ thiện, từ bi bác ái…

Thành kính dâng ngàn đóa hoa tươi thắm

Ông Phan Văn Lâm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp khẳng định, hoạt động Phật giáo ngày càng phát huy tốt truyền thống Hộ quốc - an dân; chung lo cho Phật sự và thế sự. Tăng, ni và đồng bào phật tử đã góp phần tham gia xây dựng chính quyền, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhân Đại lễ Phật đản – Phật lịch 2556, Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đã trao tặng 200 phần quà cho các hộ nghèo, mỗi phần quà gồm đường, gạo, mì, áo, tiền mặt và trao tặng 15 xe lăn cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 bệnh nhân nghèo với tổng kinh phí từ thiện trong đợt này trên 100 triệu đồng do các nhà hảo tâm và Phật tử ủng hộ./.