Tại trụ sợ UBND tỉnh Đồng Nai, chiều tối ngày 20/3, có lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Cục CSGT- Bộ Công an cùng cơ quan ban ngành tỉnh Đồng Nai về vụ sà lan làm sập cầu Ghềnh (TP Biên Hòa).

hop_bao_cau_ghenh_vov_flim.jpg
Lãnh đạo Bộ GTVT họp về vụ sập cầu Ghềnh.

Tại cuộc họp Phó giám đốc Phòng cháy chữa cháy tỉnh Đồng Nai - thượng tá Lê Văn Nhân báo cáo, hiện sà lan đang trôi về hướng cầu Đồng Nai nhưng đã lai dắt an toàn. Đầu kéo có hiện trượng tràn dầu. Khi xảy ra sự cố có hai người tàu nhảy xuống. Hiện hai người bỏ trốn.

Đối với phương tiện giao thông khi xảy ra tai nạn, có ba người đi ba xe máy nhưng họ đều an toàn. Theo lời khai ban đầu của ba người, họ không nhìn thấy thêm người nào lưu thông cùng thời điểm đó. Hiện lực lượng cứu hộ đang tìm cách để vào bên trong khoang để kiểm tra.

Hiện Bộ công an phối hợp công an tỉnh Đồng Nai điều tra. Cho đến thời điểm chưa xác định có người nào chết. Ngoài ra cơ quan công an phối với Viện kiểm sẽ khởi số vụ án để điều tra.

Ông Đặng Trung Thành – Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông nêu phương án dùng 3D để xác định bên dưới dòng sông sau đó sẽ xem xét để quyết phương án trục vớt. Trong quá trình này phải kiểm định hai nhịp cầu còn lại đồng thời tổ chức thi công rất nhanh.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chỉ đạo, cần điều tra tình trạng khẩn trương nhất. Dầm cầu phải có khảo sát 3D xác định luôn vị trí để công an xem chụp lại hiện trường và lên phương án ngay trục vớt trụ cột để thông lòng sông.

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Diệp –Phó Cục trưởng Cục CSGT- Bộ Công an cho rằng đây là vụ việc gây hậu quả rất nghiêm trọng. Ông nói cần truy bắt cho bằng được người trên tàu, cần thiết truy nã. Lực lượng CSGT đường sắt, đường thủy và hỗ trợ của lực lượng địa phương đảm bảo giao thông.

Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường nhận định, đây là việc ảnh hưởng rất lớn vận tải đường sắt Bắc – Nam.

Thứ trưởng Trường còn chỉ đạo trong trường hợp chưa giải tỏa kịp, có phương án cho người dân chỗ ăn, chỗ ở. Đảm bảo an toàn giao thông khu cầu. Thành lập tổ tiến hành khảo sát lập phương án khắc phục nhanh nhất. Sau 4 ngày phải báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Bộ Giao thông để có phương án.

Về tư vấn, Thứ trưởng Trường yêu cầu Viện Khoa học Công nghệ lên phương án trục vớt. Cục quản lý xây dựng trực tiếp chỉ đạo đối với chất lượng, an toàn quá trình trục với, xây lắp sau này. Kinh phí ban đầu Tổng công ty đường sắt chi, sau đó tổng hợp lại gửi Bộ GTVT để có báo cáo lên Thủ Tướng.

Theo nhận định ban đầu nhanh nhất cũng phải 5 tháng mới khắc phục được để đường sắt lưu thông./.