Ngay sau khi kết thúc buổi họp trực tuyến với  Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương Phòng chống thiên tai vào sáng 16/7, Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng cháy chữa cháy (PCTT, TKCN & PCCC) tỉnh Quảng Ninh đã họp triển khai công tác ứng phó cơn bão số 2. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch UBND, Phó Ban Chỉ đạo PCTT, TKCN&PCCC tỉnh Quảng Ninh chủ trì.

Theo thống kê Ban Chỉ đạo PCLB, TKCN&PCCC tỉnh Quảng Ninh, hiện các hồ nước trên địa bàn tỉnh đang ở ngưỡng an toàn, hệ thống đê điều đảm bảo, toàn tỉnh có 7.512 tàu, trong đó tàu đánh bắt xa bờ là 516 chiếc.

quang_ninh_vkzz.jpg
Buổi họp triển khai công tác phòng chống bão số 2 của tỉnh Quảng Ninh (ảnh: Quảng Ninh)

Chi cục Thủy sản đã thông báo diễn biến bão cho các nghiệp đoàn nghề cá và các chủ tàu hoạt động xa bờ, hiện các tàu đang di chuyển về nơi tránh trú. Đối với 481 tàu du lịch, sẽ ngừng cấp phép khi có lệnh và yêu cầu di chuyển về nơi tránh trú đã được thông báo.

Từ 6h sáng 16/7 tàu từ các tuyến đào về đất liền đã ngừng hoạt động do biển động. Tuy nhiên, trên các đảo đang còn 5.126 khách du lịch, trong đó có 30 khách quốc tế. Riêng đảo Cô Tô có 3.500 du khách, trong đó có 14 khách quốc tế, huyện Cô Tô đã chỉ đạo các đơn vị kinh doanh nhà nghỉ bố trí chỗ ở ổn định, an toàn cho du khách, thông báo cho tàu thuyền hoạt động về nơi tránh trú an toàn. Để chủ động đối phó với báo số 2, ngành than cũng đã chủ động nạo vét hệ thống thoát nước, gia cố bãi thải, có giải pháp di dân kịp thời tại các khu vực liền kề bãi thải...

Để đối phó với cơn bão, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện đã yêu cầu Ban Chỉ đạo PCLB, TKCN&PCCC tỉnh  ban hành công điện, các đơn vị liên quan phải tổ chức kiểm tra, rà soát, khắc phục vị trí xung yếu.

Ông Vũ Văn Diện yêu cầu các đơn vị nắm chắc thông tin về khách du lịch mắc kẹt trên đảo, tích cực tuyên truyền, thông tin kịp thời đến du khách. Các ngành, địa phương kiểm tra công tác trực ban, 4 tại chỗ, kiểm tra công trình thủy lợi, hồ đập. Các dự án đang thi công cần triển khai ngay giải pháp ứng phó.

Đối với các dự án đang thi công phía đồi, cần rà soát kỹ, có giải pháp di dời kịp thời các hộ dân dưới dự án; TP Cẩm Phả di dời khẩn cấp 64 hộ dân đang sống tại khu chung Dương Huy đã xuống cấp, di dời các lán trại tại các công trình gần kè đất, đá và phía đồi.

Thông báo cho chủ các lồng bè thực hiện chằng chống, di dời về nơi an toàn. Kiên quyết di dời người lao động tại các lồng bè lên bờ; ngành điện kiểm tra, duy trì cấp điện ổn định. Các lực lượng vũ trang chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng huy động ứng cứu, hỗ trợ di dân khi có huy động.

Ngành Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh chủ động phần làn, có giải pháp điều phối giao thông, không để ùn ứ trên các tuyến đường, dừng cấp phép đối với các tàu du lịch từ 13h ngày 16/7. Tỉnh sẽ thành lập các đoàn kiểm tra để trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo đối phó với cơn bão. Các cơ quan báo chí của tỉnh phải thường xuyên cập nhật thông tin, tăng thời lượng đưa tin về cơn bão hạn chế thấp nhất những thiệt hại do mưa bão gây ra.

Gần 8.000 phương tiện thủy khẩn trương di dời về nơi trú bão an toàn

Cho đến thời điểm 12h, ngày 16/7, Sức gió trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã mạnh dần lên, ở các tuyến đảo gió giật cấp 6,7, có mưa trên diện rộng. Hiện, toàn tỉnh đang cố gắng di chuyển 7.512 tàu về nơi tránh trú bão an toàn trước 14h chiều nay.

Theo thống kê Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh Quảng Ninh hiện các hồ nước trên địa bàn tỉnh đang ở ngưỡng an toàn, hệ thống đê điều đảm bảo, toàn tỉnh có 7.512 tàu, trong đó tàu đánh bắt xa bờ là 516 chiếc. Chi cục Thủy sản đã thông báo diễn biến bão cho các nghiệp đoàn nghề cá và các chủ tàu hoạt động xa bờ, hiện các tàu đang di chuyển về nơi tránh trú.

Cảng tàu Tuần Châu ngừng cấp phép từ 13h, các phương tiện về nơi tránh trú an toàn

Đối với 481 tàu du lịch, Cảng đường thủy nội địa Quảng Ninh ngừng cấp phép vào lúc 13h hôm nay đồng thời yêu cầu các tàu du lịch đang trở khách trên Vịnh Hạ Long nhanh chóng về bờ để đảm bảo an toàn cho du khách và di chuyển về nơi tránh trú đã được thông báo.

Bắt đầu từ 6 giờ sáng 16/7 tàu từ các tuyến đào về đất liền đã ngừng hoạt động do biển động. Tuy nhiên, trên các đảo đang còn 5.126 khách du lịch, trong đó có 30 khách quốc tế. Riêng đảo Cô Tô có 3.500 du khách, trong đó có 15 khách quốc tế.

Ông Đào Văn Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Cô Tô cho biết, hiện huyện đang tập trung đi tuyên truyền, vận động các nhà hàng, khách sạn giảm giá 50% cho du khách, kêu gọi tà thuyền về nơi tránh trú an toàn. Các tuyến vận tải từ Cô tô đi các đảo cũng đã ngừng cấp phép.

Đến 13 giờ chiều 16/7, Quảng Ninh sẽ cấm biển. Hiện các địa phương đang kêu gọi các tàu thuyền và phấn đấu đến 14h chiều nay, tất cả các phương tiện sẽ về nơi tránh trú bão an toàn.

Đảm bảo an toàn cho hơn 5.000 du khách trên các đảo

Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động du lịch trên biển, Quảng Ninh ngừng cấp phép cho tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long từ 13 giờ chiều nay, đồng thời chỉ đạo đảm bảo an toàn cho hơn 5.000 du khách đang mắc kẹt trên các đảo chưa thể trở về đất liền.

Từ 13h chiều 16/7, UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa ngừng cấp phép đối với 481 tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long. Đồng thời, yêu cầu các tàu hiện đang hoạt động trên vịnh quay về đất liền trả khách, di chuyển về nơi tránh trú đã được thông báo.

Khách đợi tàu tại bến tàu Minh Châu (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - (ảnh: Anh Thư)

Ông Trần Trung, Phó Trưởng đại diện Cảng vụ đường thuỷ nội địa Quảng Ninh tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu cho biết: “Theo công điện của UBND tỉnh, đến 13h chiều 16/7, chúng tôi ngừng cấp phép. Đến thời điểm này, các tàu đã trả khách an toàn và trên đường đi tránh bão, không còn tàu nào ở cảng Tuần Châu nữa. Hiện tại, các lực lượng tại cảng đang phối hợp để di dời và thống kê các phương tiện, đảm bảo an toàn tài sản tại đây.

Đối với các tàu khách hoạt động trên tuyến đảo, từ 6h sáng 16/7, Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh cũng đã ngừng cấp phép xuất bến toàn bộ.

Theo thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh, hiện trên các đảo thuộc huyện Vân Đồn và Cô Tô đang có 5.126 khách du lịch, trong đó có 30 khách quốc tế. Quảng Ninh đã chỉ đạo các địa phương thông báo diễn biến cơn bão số 2 thường xuyên, bố trí chỗ ở ổn định cho du khách, tuyệt đối không tăng giá dịch vụ, tạo điều kiện để du khách có thể lưu trú chờ thời tiết tốt hơn.

Các phương tiện neo đậu an toàn tại cảng Cô Tô (ảnh: QTV)

Ông Hoàng Bá Nam, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô cho biết, riêng tại đảo Cô Tô hiện có khoảng 3.500 du khách, trong đó có 14 khách quốc tế. Huyện đang tổ chức 5 tổ công tác tới tận nơi động viên khách du lịch, vận động các nhà hàng khách sạn giảm giá 50%, tạo điều kiện tối đa cho khách lưu trú trên đảo, nghiêm cấm mọi ứng xử thiếu văn hóa, các hành vi chặt chém. Du khách cũng được cảnh báo không đi lại, tắm biển tại các khu vực bãi tắm, lưu ý an toàn.

Hiện tại khu vực biển tuyến khơi huyện Cô Tô đang có gió cấp 6, giật cấp 7, biển động và có mưa. Theo dự báo ảnh hưởng từ cơn bão, trong hôm nay và ngày mai, tàu chở khách vẫn chưa thể hoạt động, chờ diễn biến thời tiết ổn định hơn.

Nghệ Ankêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn tránh bão số 2

Là một trong những địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng của tâm bão số 2, Nghệ An đã, đang triển khai các phương án tối ưu nhất đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong vùng chịu ảnh hưởng.

Theo thống kê, Nghệ An có 3.912 phương tiện/18.523 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản; tính đến 6h30’ ngày 16/7/2017 có 386 phương tiện với 2.601 lao động đang hoạt động tại vùng ven biển Nghệ An; 132 phương tiện với 1.614 lao động đang hoạt động ở ngoại tỉnh và vùng đánh cá chung; 3.394 phương tiện neo đậu tại bến.

Ngư dân đưa thuyền và ngư cụ vào bờ tránh bão

Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã nhận được thông báo về vị trí, hướng đi của cơn bão số 2 và chủ động tìm nơi trú ẩn an toàn. Bên cạnh đó các phương án đảm bảo an toàn cho nông nghiệp, các công trình thuỷ lợi, giao thông trọng điểm khi có bão lớn, lũ ống lũ quét cũng đã được triển khai.

Đồng thời để chủ động ứng phó với cơn bão số 2, Nghệ An đã "cấm biển", không cho tàu thuyền ra khơi từ ngày hôm nay 16/7, Nghệ An. Nghệ An là trọng điểm của bão số 2 do đó, bằng mọi biện pháp thông báo, kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển vào nơi trú tránh bão trước 17h ngày 16/7.

Tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là địa phương có lượng phương tiện tham gia đánh bứt thủy hải sản lớn nhất trên địa bàn tỉnh, hiện tại Ban Chỉ huy PCTT huyện Quỳnh Lưu phối hợp với Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận khẩn trương kêu gọi tàu thuyền về bến neo đậu để tránh bão. Các xã vùng biển như Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long, Sơn Hải... có phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển đều được các địa phương liên lạc qua bộ đàm để ngư dân nhanh chóng về bến.

Là địa phương có tổng số tàu thuyền lớn với 360 phương tiện, trong đó có 162 Đến sáng ngày 16/7, tất cả các phương tiện đã về trú bão an toàn, trong đó 1.275 phương tiện tàu thuyền đã về bến neo đậu an toàn, trong đó có 77 tàu neo đậu tại Quảng Bình và  3 tàu tại Quảng Nam.

Sau khi về trú bão, các địa phương chỉ đạo bà con ngư dân chằng chống tàu thuyền tránh va đập khi sóng to, gió lớn; đồng thời yêu cầu bà con ngư dân sống gần biển cần chủ động các phương án di dời người dân, chằng chống nhà cửa trước khi cơn bão đổ bộ vào.

Theo ghi nhận trong đêm ngày 15, và ngày 16/7, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã bắt đầu xuất hiện mưa lớn trên diện rộng. Ban Chỉ huy PCTT tỉnh chỉ đạo các địa phương, ngành liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến bão để chủ động sơ tán, di dời dân cư ở vùng thấp trũng ven biển, cửa sông vùng có nguy cơ xẩy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng hạ du các hồ đập theo các kịch bản đã xây dựng để đảm bảo an toàn về người và tài sản./.