Trước đó, vào ngày 24/7, một tốp tàu cá Việt Nam (hơn 12 chiếc) khi đang hành nghề tại khu vực biển có tọa độ 06o15'N – 109o30'E, trải dài đến tọa độ 07o20'N – 108o40'E thì bị tàu tuần tra có số hiệu 6003 của Indonesia truy đuổi.
Đến 16h cùng ngày, lực lượng của Indonesia đã bắt giữ 9 phương tiện với 79 lao động và dồn các phương tiện ra khu vực biển có tọa độ 06o25'N – 109o39'E (giáp đường phân định trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia) để lập biên bản.
Tàu cá hoạt động ngoài khơi Bình Thuận |
Sau khi bắt giữ tàu cá, lực lượng của Indonesia đưa hết các lao động trên các tàu cá sang tàu tuần tra và cử thủy thủ sang điều khiển tàu cá bị bắt gữ đi theo tàu tuần tra (vị trí tốp tàu bị bắt giữ cách La Gi - Bình Thuận 286 hải lý về hướng Nam Tây Nam, cách Bắc Đông Bắc đảo Natuna Bắc - Indonesia 124 hải lý).
Hiện các tàu cá bị bắt giữ đã được di chuyển vào đất liền của Indonesia. Đó là các tàu: BTh 97292, BTh 97974, BTh 99962, BTh 97729, BTh 98602, BTh 96560, BTh 98825, BTh 98350, BTh 99514.
Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ đội Biên phòng Bình Thuận, trước đó, vào ngày 16/7, tàu cá BTh 97660 TS, công suất 380CV, gồm 8 lao động, hành nghề câu khơi (cũng của ngư dân thị xã La Gi), khi hành nghề triên biển đã bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ. Hiện chưa xác định được vị trí bị bắt giữ và nơi giam giữ.
Hôm nay, tỉnh Bình Thuận đã gửi công văn cho Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao đề nghị hỗ trợ các ngư dân của địa phương đang bị bắt giữ ở nước ngoài./.