1. Một trong những tình tiết gây "sốc" trong phiên tòa ngày 29/5 xét xử 3 bị cáo liên quan vụ tai biến chạy thận làm 9 người chết ở Bệnh viện đa khoa Hoà Bình, luật sư Nguyễn Danh Huế cho rằng Hòa Bình là tỉnh nghèo nhưng bệnh nhân ở Bệnh viện đa khoa Hoà Bình lại phải chịu chi phí chạy thận đắt tới mức phi lý (7,7 USD/ca chạy thận), trong khi nơi đắt đỏ nhất như tuyến Trung ương tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) giá cũng chỉ 3,5-4 USD/ca. Trong ảnh: Luật sư Nguyễn Danh Huế (ảnh: Saostar) |
2. Tình tiết thứ 2 là phiên tòa chiều 29/5 bất ngờ nóng lên khi Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX xem xét việc trả hồ sơ vụ án để làm rõ sự thật khách quan. Viện Kiểm sát lý giải: Hiện tại vẫn còn mâu thuẫn về 2 công văn của Bộ Y tế trả lời về việc có cần thiết xét nghiệm AAMI hay không? Nội dung các công văn này ảnh hưởng trực tiếp đến tội danh bị truy tố của các bị cáo, trách nhiệm của những người khác có liên quan. (Trong ảnh: Đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa). |
3.Tình tiết thứ 3 cũng gây bất ngờ trong phiên tòa sáng 22/5, sau khi HĐXX công bố lời khai ông Trương Quý Dương và ông Trần Đình Thắng, 3 bị cáo đồng loạt phản bác lời khai của hai người này. Bác sỹ Lương tiếp tục cho rằng bản thân không được giao nhiệm vụ quản lý đơn nguyên thận nhân tạo như lời khai của ông Dương. |
4. Tình tiết gây "sốc" thứ 4 là cuối giờ chiều 21/5, ông Đinh Tiến Công (Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức tích cực) bất ngờ xác nhận có việc ghi thêm vào sổ giao ban nội dung phân công bác sỹ Hoàng Công Lương phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo. Trong ảnh: Điều dưỡng trưởng Đinh Tiến Công thừa nhận ghi thêm nội dung "phân công nhiệm vụ cho bác sĩ Lương" (ảnh: Tuổi trẻ) |
5. Còn trong phiên tòa sáng 18/5, một tình tiết cũng được quan tâm là luật sư Hoàng Ngọc Biên (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) công bố tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện tỷ lệ ăn chia giữa Bệnh viện Hòa Bình và công ty Thiên Sơn. Theo đó, công ty Thiên Sơn hưởng 90% tổng doanh thu hàng tháng. Bệnh viện Hòa Bình nhận 10% để chi trả khoản phí điện nước, ấn phẩm, phụ phí thủ thuật. (ảnh: Saostar) |
6.Tình tiết khá bất ngờ khác là trong phiên tòa ngày 18/5, trả lời các câu hỏi của luật sư, bị cáo Bùi Mạnh Quốc (32 tuổi - nguyên Giám đốc Cty TNHH xử lý nước Trâm Anh) cho biết: "Nhiều lần tôi sử dụng axit để tẩy rửa màng lọc. Trong những lần trước, không có ai ở bệnh viện giám sát và không biết đây là hóa chất Bộ y tế cấm?". Trong ảnh: Bị cáo Quốc (ảnh: Vnexpess) |
7. Một tình huống khá bất ngờ khác là luật sư Nguyễn Hoàng Trung (bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân tử vong) xin đính chính lại và bổ sung thêm 1 nạn nhân tử vong trong vụ án chạy thận xảy ra ngày 29/5/2018. HĐXX chấp nhận nạn nhân thứ 9 trong vụ án chạy thận. (ảnh: Lê Tùng) |
8. Tại tòa, bác sĩ Lương khẳng định bị "mớm cung", khai theo bản lời khai của ông Hoàng Đình Khiếu - trưởng khoa Hồi sức tích cực. (ảnh: Dân Trí) |
Điều tra viên Bùi Tuấn Nghĩa khẳng định đã hỏi cung theo đúng trình tự thủ tục của Bộ luật Tố tụng hình sự, không chuyển bất cứ tài liệu nào cho bị cáo Hoàng Công Lương trước khi lấy lời khai. (ảnh: Quốc hội) |
Luật sư đề nghị tòa cho đối chất giữa bác sĩ và điều tra viên. Bác sĩ Lương tiếp tục khẳng định điều tra viên và kiểm sát viên đã đưa bản ghi lời khai của ông Khiếu để "bị cáo khai giống như vậy". (ảnh: Dân Trí) |
9.Chiều 16/5, luật sư đề đạt chuyên gia về chạy thận là bác sỹ Bùi Nghĩa Thịnh, đến từ bệnh viện Thủ Đức (TP HCM) tham dự phiên tòa để tham vấn ý kiến và được đồng ý. Tuy nhiên, sáng 17/5, sau khi xem xét, Tòa bất ngờ không chấp nhận. (ảnh: KT) |
Như tin đã đưa, sáng 15/5 TAND TP Hòa Bình mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo liên quan tới vụ tai biến chạy thận ở Hòa Bình làm các bệnh nhân tử vong. (ảnh: Soha) |
Theo cáo buộc, các bị cáo Hoàng Công Lương (32 tuổi, bác sĩ khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình) và Trần Văn Sơn (28 tuổi, cán bộ phòng vật tư) bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. (ảnh: Vietnamnet) |
Sự cố chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình xảy ra sáng 29/5 khiến 8 người lần lượt tử vong. Cơ quan chức năng nhận định, nguyên nhân do nguồn nước cung cấp cho việc lọc thận, chạy thận nhân tạo không đảm bảo, các thiết bị được bảo dưỡng và đưa vào hoạt động không kiểm định đúng quy trình. (ảnh: Lê Tùng)./. |