Ra mắt vào mùa hè năm 2011, bộ phim “Rise of the planet of the apes” (Sự nổi dậy của bầy khỉ) đã trở thành một “hiện tượng” toàn cầu khi thu về gần 500 triệu USD, dù chi phí sản xuất chỉ có gần 100 triệu USD. Với sự tham gia của James Franco, Freida Pinto, Andy Serkis, bộ phim đem lại cho khán giả một câu chuyện hành động giả tưởng hoành tráng nhưng đầy nhân văn của một bầy khỉ do Caesar cầm đầu, nổi dậy chống lại sự áp bức của con người.
Không chỉ thành công về doanh thu, bộ phim còn được đánh giá cao về chất lượng với nhiều bài viết khen ngợi và liên tục nằm trong nhiều bảng xếp hạng phim hay nhất năm.
Thủ lĩnh của loài khỉ Caesar (Andy Serkis đảm nhiệm)
Giờ đây, sau 3 năm, phần 2 của bộ phim có tên “Dawn of the planet of the apes” (tạm dịch: “Sự khởi đầu của hành tinh khỉ”) tiếp tục được hãng 20th Century Fox giới thiệu với nhiều sự thay đổi về đội ngũ làm phim nhưng vẫn tiếp nối một câu chuyện hấp dẫn, cảm động.
Tuy vậy, cốt truyện của phim sẽ nói về sự sinh tồn chứ không phải là sự diệt vong. “Ở đầu phim, có cảm giác như loài khỉ sẽ kế thừa Trái đất. Một nhóm người đang chiến đấu để thoát khỏi sự hủy diệt và loài khỉ đang đấu tranh cho sự sinh tồn. Đó là một thế giới của loài khỉ. Chúng tôi muốn khai thác khía cạnh liệu loài khỉ và loài người có thể tìm ra cách nào để chung sống hòa bình với nhau hay không” - đạo diễn Matt Reeves chia sẻ.
Jason Clarke thủ vai Malcolm - một cựu kiến trúc sư đã mất vợ trong trận đại dịch cúm.
Tuy nhiên, lãnh đạo của họ lại là Dreyfus (Gary Oldman thủ vai). Trước sự suy tàn của nhân loại, Dreyfus là người thực thi pháp luật. Dreyfus đảm nhận vai trò lãnh đạo cộng đồng loài người còn sống sót trong đống đổ nát ở San Francisco. Đây là nhân vật có ý định không chỉ bảo vệ những gì còn sót lại mà còn tái thiết xã hội sau hơn 10 năm bị đại dịch Simian Flu tàn phá.
Với cốt truyện ấn tượng nổi bật cùng tính nhân văn sâu sắc, bộ phim phản ánh một góc nhìn giả tưởng nhưng lại liên kết với cuộc sống hiện tại của con người. “Sự khởi đầu của hành tinh khỉ” đưa tới cho người xem một cái nhìn khách quan về cuộc sống khốn khổ khi bị dồn vào bước đường cùng và chúng ta phải nhờ đến sự trợ giúp của thiên nhiên, thứ mà chúng ta đang hủy hoại hàng ngày vì lợi ích riêng và thói ích kỷ của mình./.