Cuốn tiểu thuyết ‘‘Mein friedliches Vietnam - Việt Nam yên bình của tôi” của nữ tác giả người Đức, Marion Bialloblotzky đã giành được giải Nhất trong cuộc thi do Nhà xuất bản uy tín EWK của Đức tổ chức năm 2004.
Giải thưởng đầu tiên là động lực cổ vũ Marion Bialloblotzky dấn bước trên hành trình văn chương gian khó. Nhiều truyện ngắn xuất sắc và cuốn tiểu thuyết thứ hai ‘‘Tác giả, những chú gà con và một thoáng nước Nga” lại tiếp tục được trình làng như một minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn khi đến với văn chương của một giảng viên ngôn ngữ Marion Bialloblotzky.
![]() |
Bìa cuốn tiểu thuyết "Việt Nam yên bình của tôi” |
Nhân dịp cuốn tiểu thuyết ‘‘Việt Nam yên bình của tôi” vừa được tái bản, VOV online có dịp trò chuyện với nữ tác giả Marion Bialloblotzky.
Cuộc đối đầu không cân sức với kết thúc có hậu, tươi sáng tưởng chỉ có trong truyện cổ tích, đã trở thành một thực tế huy hoàng. Tôi có thiện cảm với đất nước của các bạn từ đấy.
Còn nhớ, khi còn cắp sách tới trường, thế hệ chúng tôi đã cùng nhau quyên góp bút chì và vở viết gửi tới Việt Nam, với ước mong giúp các bạn có thể duy trì việc học tập được ngay cả trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất. Đó đơn giản là những suy nghĩ ngây thơ, trong sáng như trong truyện cổ tích của tôi. Và sau này, như một lẽ tự nhiên, tôi yêu mến tất cả những sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam với một tình yêu đặc biệt, giống như trẻ thơ yêu mến những người anh hùng trong các câu chuyện cổ tích. Yêu một cách bản năng, hồn nhiên, giản đơn như một chân lý vậy.
Việt Nam luôn hiện hữu trong giấc mơ củaMarionBialloblotzky
Bà Marion Bialloblotzky |
Sau chuyến sang Việt Nam, tôi tiếp tục có nhiều chuyến đi tới các nước khác và có dịp làm quen với nhiều bạn bè đủ mọi màu da. Bạn hỏi: Điều gì đã làm cho tôi cảm thấy Việt Nam có những điểm đặc biệt? Quả thật, tôi không biết diễn đạt thế nào cho thật chính xác và chính tôi cũng không thể định nghĩa được điều này. Chỉ biết rằng, với tôi, Việt Nam luôn là một điều bí ẩn lớn, một đất nước thường xuyên hiện hữu trong giấc mơ của tôi. Một giấc mơ có lẽ không bao giờ kết thúc…
Nói thật, khi còn ở Đức, tôi không cảm nhận được đầy đủ điều này. Ký ức về những năm tháng chiến tranh của Việt Nam vẫn phảng phất trong tôi. Và có thể coi “Việt Nam yên bình của tôi” tựa một lời xin lỗi nhỏ vì bản thân tôi đã chưa cảm nhận được hết sự đổi thay nhanh chóng, quan trọng của đất nước các bạn trong những thập kỷ mới gần đây.
Marion Bialloblotzky sinh năm 1956 tại Brandenburg, CHLB Đức trong một gia đình trung lưu, bố là thợ điện, mẹ là nhân viên bán hàng. Năm 1974, bà trở thành sinh viên khoa Ngôn ngữ, trường Đại học Tổng hợp Humboldt tại Berlin. Sau khi tốt nghiệp, bà Marion Bialloblotzky bắt đầu sự nghiệp đào tạo sinh viên và nghiên cứu sinh nước ngoài.
Từ năm 1990, bà bắt đầu con đường văn chương với việc cho ra đời một loạt truyện ngắn đặc sắc về cuộc sống của những người nhập cư. Nỗ lực tối đa cho những kế hoạch và ý tưởng mới trong văn chương, trong thời gian này, bà chủ trương có một cuộc sống không ô tô, không truyền hình, tạm thời ‘‘cách ly” cuộc sống ồn ào, náo nhiệt.
Tôi cho rằng, các cuộc thi văn học là một cơ hội tốt mà không ít người trong số chúng ta mong muốn một lần được thử sức, một lần thử nghiệm đưa những trang viết bí mật, riêng tư của mình từ ngăn kéo bàn công khai trước công chúng. Tôi đã may mắn có được phần thưởng đầu tiên, đó là việc xuất bản thành công cuốn tiểu thuyết về Việt Nam: ‘‘Việt Nam yên bình của tôi”. Cuốn sách thứ hai có tên là “Tác giả, những chú gà con và một thoáng nước Nga” , cũng đã được tài trợ xuất bản và đón nhận nồng nhiệt. Cả hai cuốn tiểu thuyết này đều đã được tái bản.
Tôi không có một thông điệp nào để gửi gắm tới các bạn trong ‘‘Việt Nam yên bình của tôi”. Tôi chỉ có một mong muốn giản dị, ngoài việc được độc giả khắp nơi yêu mến đón nhận, tôi muốn cuốn tiểu thuyết của mình đến được với Tổng thống Mỹ, để ông có thể hiểu hơn về một Việt Nam yên bình ngày hôm nay.
Chung Á – nghiên cứu sinh năm xưa của tôi đã có cháu và lâu lắm rồi tôi chưa được nhìn thấy họ. Cả một góc miền Bắc Việt Nam tôi cũng chưa được đến thăm. Rất nhiều sinh viên trong các khóa tiếng Đức cũng yêu mến mời tôi đến Việt Nam một lần nữa. Với tôi, cảnh vật, đất nước, con người và cả… cái bếp giản dị của người Việt vẫn còn là điều bí ẩn, cần khám phá đối với tôi.
Tôi nhất định sẽ trở lại Việt Nam. Tôi sẽ tiếp tục viết một cuốn sách với các câu chuyện nhỏ thú vị về cuộc sống và con người ở đất nước các bạn, cả những phát hiện bất ngờ trong các chuyến đi tới các xứ xở khác nữa. Tôi hy vọng sẽ nhận sự ủng hộ nhiệt tình của Nhà xuất bản EWK.