img_4273_nezg.jpgChiều ngày 27/2 (tức mùng 9 tháng Giêng Âm lịch), làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) tưng bừng mở hội thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách thập phương.
Lễ hội Triều Khúc được tổ chức trong ba ngày từ 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch. Tương truyền, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (dân gian gọi là thánh của làng hayThành Hoàng Làng) là người có công giành lại nền tự chủ.
Phần lễ, dân làng Triều Khúc tổ chức rước kiệu từ đình Sắc về đình Đại trong tiếng trống tưng bừng, giòn giã khiến không khí ngày hội thêm phần náo nhiệt
Các em nhỏ duyên dáng trong điệu múa Sinh tiền
Điểm nhấn đặc sắc của hội làng Triều Khúc là điệu múa trai giả gái mang tên "con đĩ đánh bồng" hay còn gọi tắt là múa bồng. Tương truyền, điệu múa trai giả gái này ban đầu được nghĩ ra để động viên, khích lệ tinh thần quân sĩ. Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, múa bồng Triều Khúc vẫn được bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay
Tất cả du khách đều bị thu hút bởi những "con đĩ" là những chàng trai đánh phấn bôi son, mặc áo mớ ba mớ bảy múa ở sân đình
Liếc mắt đưa tình, trao cho nhau những cử chỉ tình tứ không khác gì những cô gái thực thụ.
Mỗi người đeo một cái trồng bồng trong khi múa
Để được tuyển chọn vào đội múa, trai làng phải đáp ứng một số điều kiện như: ngoan ngoãn, hiếu học, gương mặt tuấn tú và có dáng người dong dỏng.
Nụ cười tươi tắn, rạng rỡ của chàng trai hóa thân thành "con đĩ" múa bồng
Điều quan trọng trong điệu múa bồng, đó là các chàng trai chân tay phải lả lướt, ánh mắt đong đưa và sự phối hợp nhịp nhàng của hai người múa cặp với nhau.
"Con đĩ đánh bồng" là một trong những "đặc sản" của văn hóa hội làng Triều Khúc
Hai "cô gái" khi giáp mặt thì nhìn nhau thẹn thùng, khi cách xa thì trao nhau ánh mắt lẳng lơ

Clip điệu múa "con đĩ đánh bồng" của các chàng trai Triều Khúc: