Chương trình “Những ngày giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản” là hoạt động văn hóa thường niên được tổ chức từ năm 2003 đến nay.

Điểm nhấn của lễ hội lần này là một “Không gian văn hóa Việt” được tổ chức tại khu vực quảng trường đến cầu An Hội. 30 gian nhà đủ các kiểu dáng, giới thiệu những nền văn hoá đặc sắc: Đông Sơn- Thanh Hoá, Cồng Chiêng- Tây Nguyên, Mỹ Sơn, Hội An- Quảng Nam.

Lần này, những màn trình diễn độc đáo của các làng nghề nổi tiếng: nước mắm Nam Ô (Đà Nẵng), tranh thêu XQ (Đà Lạt), gốm Chu Đậu (Hải Dương), ươm tơ dệt lụa (Quảng Nam), các câu chuyện dọc dải miền Trung với hình ảnh của hệ thống hang động Phong Nha, cố đô Huế, đền tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An; chuyện về “Hương vị miền Nam” gồm những sản vật của vùng đất gạo trắng nước trong, hương rừng Cà Mau, gốm Phương Nam... được giới thiệu đến công chúng.

Hoi-an-1.jpg
Lễ hội truyền thống trên phố cổ Hội An

Số lượng các hoạt động giao lưu cũng tăng lên đáng kể với những chương trình chủ đạo như triển lãm hình ảnh chủ đề “6 kỳ lễ hội giao lưu văn hoáHội An- Nhật Bản”, giao lưu âm nhạc, ẩm thực, trò chơi dân gian... Xen giữa các hoạt động giao lưu là các hội thảo về ngôn ngữ, môi trường cũng như sự giao thoa về văn hoá của cảng thị Hội An xưa với các lái buôn Nhật Bản trong hoạt động thông thương.

Về phía Nhật Bản, ngoài những hoạt động quen thuộc như: trình diễn trà đạo, chụp ảnh với trang phục Yukata, lần đầu tiên, 3 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Nhật Bản với trên 200 diễn viên sẽ tham gia trình diễn các màn đặc sắc như: đánh trống Nhật Bản...; trình diễn Piano của nghệ sĩ Highuchi Ayuko.

Cù Lao Chàm

Chương trình khai mạc tại Quảng trường sông Hoài, còn bế mạc sẽ được tổ chức tại biển đảo Cù Lao Chàm, nhân sự kiện xã đảo này đón nhận danh hiệu Khu Dự trữ sinh quyển thế giới./.