Hơn 80 bộ phim sẽ được trình chiếu trong suốt thời gian diễn ra Liên hoan nổi tiếng này, tranh các giải thưởng như: "Cành cọ vàng" (La Palme d’Or), "Giải thưởng lớn" (Grand Prix), hay "Nhãn quan độc đáo" (Un Certain regard)...

Điều gây ấn tượng khi bắt đầu Liên hoan phim Cannes năm nay là thành phần tranh giải "Cành cọ vàng" và sự quan tâm nhiều hơn tới giải "Nhãn quan độc đáo". 

palme_0_rdej.jpg
21 tác phẩm được Ban tổ chức công bố chọn để tranh giải "Cành cọ vàng" không có các tác phẩm của điện ảnh Nhật Bản và Trung Quốc. 
Giải "Cành cọ vàng" 

"Cành cọ vàng" (La Palme d’Or) là giải thưởng lớn nhất của Liên hoan phim Cannes, trao cho phim hay nhất.

Điều đáng lưu ý tại Liên hoan phim Cannes lần này là việc trong danh sách 21 tác phẩm được Ban tổ chức công bố chọn để tranh giải "Cành cọ vàng" không có các tác phẩm của điện ảnh Nhật Bản và Trung Quốc. Thay vào đó, đại diện cho nghệ thuật thứ 7 của châu Á trong danh sách lựa chọn là các bộ phim của Hàn Quốc và Philippines.

Đạo diễn Hàn Quốc Park Chan Wook và Philippines Brillante Mendoza được chọn ở hạng mục chính thức, để tranh tài cùng với những tên tuổi quen thuộc như Pedro Almodovar, Ken Loach, Sean Penn hay hai anh em nhà Dardenne.

Đạo diễn Hàn Quốc Park Chan Wook
Đạo diễn người Hàn Quốc, Park Chan Wook, từng đoạt "Giải thưởng lớn" của Ban giám khảo năm 2004 với tác phẩm “Old Boy”. Lần này bộ phim "Handmaiden" của Park Chan Wook là một trong số 21 bộ phim tranh giải "Cành cọ vàng".

Còn với đạo diễn người Philippines Brillante Mendoza, đây là lần thứ ba ông được mời đến Cannes. Năm 2009 ông từng đoạt giải thưởng dành cho nhà dựng phim tài hoa nhất với tác phẩm “Kinatay”. Năm nay, bộ phim “Ma’Rosa” của ông được chọn vào danh sách tranh giải.

9 bất ngờ tại Liên hoan phim Cannes 2016

Những tên tuổi lớn như Steven Spielberg hay Woody Allen sẽ xuất hiện tại sự kiện năm nay. Bên cạnh đó, có nhiều điều thú vị hơn đang chờ đợi tại Cannes 2016.
Ban tổ chức Liên hoan phim Cannes 2016 cũng chú ý đến nền điện ảnh Rumani với tác phẩm “Sierra Nevada” của Cristi Puiu và “Bacalaureat” của Cristian Mungiu. Nếu như Puiu còn chưa được công chúng biết đến rộng rãi, thì ngược lại Mungiu từng đoạt Cành cọ vàng năm 2007 với bộ phim có cái tên đặc biệt: “4 tháng, 3 tuần, 2 ngày”.

Chương trình Liên hoan phim Cannes lần thứ 69 cũng sẽ nổi bật với những tác phẩm như “I, Daniel Bake” của đạo diễn người Anh Ken Loach; “La fille inconnue" của anh em Jean Pierre và Luc Dardenne.

Đạo diễn Tây Ban Nha Pedro Almodovar trình làng tác phẩm “Julieta”. Điều băn khoăn là liệu tai tiếng trong vụ Panama Papers của ông có khiến bộ phim chịu ảnh hưởng không?

Pháp có ba bộ phim được chọn ở hạng mục chính thức là: “Personal Shopper” của Olivier Assayas, “Mal de Pierre” của Nicole Garcia và "Ma Loute” của Bruno Dumont.

Đạo diễn Nhật Bản Hirokazu Kore Eda.
Giải "Nhãn quan độc đáo"

Không được chờ đợi bằng danh sách 21 bộ phim tranh "Cành cọ vàng", nhưng những bộ phim được chọn tranh giải "Nhãn quan độc đáo" (Un Certain regard) cũng rất được chú ý. Như tên gọi của nó, giải được trao cho các nhà làm phim có cách nhìn mới, thể hiện sự quan tâm tới những tài năng còn chưa được biết đến rộng rãi. Trong số này có thể kể các đạo diễn Nhật Bản Hirokazu Kore Eda với bộ phim “After the storm” và Fukada Koji với “Harmonium”, hay đạo diễn người Singapore với tác phẩm “Apprentice”.

Qua 69 năm tồn tại, Liên hoan phim quốc tế Cannes đã tạo dựng được uy tín lớn bởi chất lượng các bộ phim tham dự, bởi sự nghiêm túc của Ban giám khảo trong việc lựa chọn các phim đoạt giải. Đây là nơi quy tụ thường niên của các nhà làm phim, của giới đạo diễn và của các minh tinh màn bạc các nước.

LHP Cannes vinh danh Robert De Niro

Roberto Durán là vô địch quyền Anh thế giới ở bốn hạng cân khác nhau, là một trong những võ sĩ quyền Anh xuất sắc nhất mọi thời đại.
Liên hoan cũng là một trong những "chợ phim" lớn nhất thế giới, nơi hợp tác sản xuất giao dịch mua bán quyền phân phối trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, Liên hoan phim Cannes còn là nơi hỗ trợ cho nền điện ảnh ở những nước nghèo, ví như chương trình “La fabrique des cinémas du monde”, nhằm giúp những nước còn thiếu các cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển một nền điện ảnh có chất lượng cao, hay tổ chức Cinéfondation dành cho các tài năng điện ảnh mới./.