vov_soc_25__lvlm.jpg
Đúng 7h ngày 21/2 (tức mùng 6 Tết), Lễ hội Gióng khai mạc tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Lễ hội này diễn ra hàng năm và nổi tiếng với tục “cướp giò hoa tre” và "cướp giò hoa cau". 
Theo tục lệ, hàng năm 8 thôn của 26 xã ở huyện Sóc Sơn gửi lễ vật đến lễ tế, trong đó thôn Vệ Linh dâng lộc hoa tre, Phù Mã (xã Phù Linh) rước ngựa sắt... Giỏ hoa tre là một trong 8 lễ vật được cung tiến. 
Lễ vật trầu cau được người dân lễ tế.
Sau khi lễ tế giỏ trầu cau được phân chia ra cho người dân nhận lộc.
Năm nay tình trạng chen lấn, xô đẩy, thậm chí là tranh cướp lộc không còn diễn ra, người dân có thể thoải mái lại gần lấy lộc hay thưởng lãm những hình ảnh đầy màu sắc trong lễ hội.
Ông Đoàn Văn Sinh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sóc Sơn cho biết: "Năm nay, sau lễ cung tiến, giò hoa tre được di chuyển vào hậu cung đền Thượng, chứ không di chuyển xuống khu vực đền Hạ. Ban tổ chức cũng phát lộc tại ba điểm trong quần thể đền Sóc để tránh tình trạng cướp lộc như mọi năm".
"Tướng bà" 12 tuổi được kiệu rước, bảo vệ để vào lễ tế.
"Tướng bà" đi vào dâng hương.
"Tướng Bà" được bảo vệ nghiêm ngặt tránh tình trạng bị "bắt cóc" như đã từng diễn ra.
 Lễ vật được ban tổ chức di chuyển vào hậu cung đền Thượng sau nghi lễ cung tiến. 
Năm nay theo ban tổ chức, hơn 15.000 lộc hoa tre đã được chuẩn bị để phát cho người dân trong 3 ngày lễ hội. 
"Tướng Bà"  trút bỏ chiến bào, xuống đền Hạ lễ tế.
Trong sáng khai hội, không còn cảnh chen lấn, xô đẩy như mọi năm, Bà Lan (Sóc Sơn, Hà Nội) chia sẻ: "Mọi năm đến hội Gióng, gia đình tôi chỉ dám đứng xa nhìn vì quá đông người tham gia lễ Hội và tranh cướp lộc. Năm nay, lần đầu tiên tôi chỉ cần xếp hàng là được cầm lộc về nhà".
Hàng trăm người dân xếp hàng ở hậu cung chờ nhận lộc hoa tre và trầu cau. 
 Không còn những hình ảnh phản cảm như chen lấn xô đẩy hay cướp lộc
Những thay đổi về cách thức lẫn địa điểm phát lộc của ban tổ chức đã góp phần tạo nên một Hội Gióng đầy màu sắc và ghi đậm dấu ấn tốt trong lòng người dân và du khách.