*Tại Hà Giang, Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh Hà Giang tổ chức "Ngày thơ Việt Nam lần thứ IX", thu hút sự hàng ngàn cán bộ, đảng viên, học sinh sinh viên và công chúng yêu thơ tham gia thi thơ, giao lưu, hái hoa, đọc thơ...
Ngày thơ được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn như: trưng bày 22 bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 100 bài thơ của nhiều tác giả được tin trên nền giấy màu có hoa văn, khổ 30 x 45 cm, lồng vào khung kính treo tại Bảo tàng; 30 tập thơ tiêu biểu của người con dân tộc thiểu số đã sinh ra và lớn lên tại Hà Giang.
*Tại Đắk Lắk, Hội văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Trung tâm văn hóa tỉnh tổ chức đêm thơ nhạc “Đất nước mùa xuân”.
Đêm thơ có sự tham dự của các nhà văn, nhà thơ là hội viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh, những người yêu thơ và đông đảo công chúng ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, các tác phẩm thơ thể hiện sự gắn bó tình người, tình đời trên mảnh đất Tây Nguyên của các nhà thơ ở Đắk Lắk như Hữu Chỉnh, Phạm Doanh, Văn Thảnh… được gửi tới công chúng. Ban tổ chức cũng giới thiệu tới người yêu thơ những tác phẩm thơ nổi tiếng của các tác giả Hồ Chí Minh, Tố Hữu… Đêm thơ càng thu hút sự chú ý của công chúng khi những tác phẩm thơ được phổ nhạc, trở thành những tác phẩm thơ - nhạc nổi tiếng được trình diễn.
*Tại Hậu Giang, đêm Nguyên Tiêu được tổ chức bao gồm 20 tiết mục như: ngâm thơ, ca múa thơ, nhạc, thơ phổ vọng cổ… Theo ông Phạm Sơn Hà, Phó giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao -Du lịch, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang: đêm Nguyên Tiêu là dịp để các anh em nghệ sĩ Hậu Giang hòa cùng bạn bè cả nước cộng hưởng niềm vui và chia sẻ những điều trăn trở trong con đường sáng tạo văn học nghệ thuật. Nhân dịp này, Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang cũng tổ chức triển lãm các tác phẩm thơ, đồng thời trao giấy chứng nhận lớp ngâm thơ cho 11 học viên trong các Phân hội.
*Tại An Giang, đêm thơ có sự tham dự của đại diện các sở, ngành tỉnh và Hội Văn học- Nghệ thuật các địa phương bạn, cùng các tác giả có tác phẩm thơ, ca cổ được sáng tác thời gian gần đây. Tại sự kiện này, Ban Tổ chức đã tập hợp các tác phẩm thành tuyển tập “Cao vút những vần thơ” và tổ chức thưởng trăng, ngâm vịnh, chia sẻ cảm xúc nghệ thuật trong không gian ấm áp của mùa Xuân.
Đêm thơ là sinh hoạt văn hóa mang đậm nét truyền thống và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách, nhất là du khách phương Tây. Ngoài ra, đêm thơ Nguyên Tiêu năm nay còn được xem là hoạt động khởi đầu cho chuỗi lễ hội văn hóa của tỉnh An Giang năm 2011, trong đó có Lễ hội Quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam
*Tại Bến Tre, Hội Văn học- Nghệ Nguyễn Đình Chiểu cũng đã tổ chức đêm thơ quy tụ hàng trăm anh chị em nghệ sĩ, sinh viên Trường Cao đẳng Bến Tre, nhân dân địa phương... đến dự. Chương trình bao gồm 2 nội dung chính là đọc thơ và giao lưu với các tác giả; triển lãm các tác phẩm thơ văn của các tác giả Bến Tre qua các thời kì và viết thư pháp tặng khách tham quan. Các tiết mục văn nghệ được tổ chức sinh động, mang đậm bản sắc và đặc trưng xứ Dừa đã để lại trong lòng khách tham quan những ấn tượng sâu sắc./.