a1_folb.jpg
Người lạ có thể ảnh hưởng đến hành vi của một người: Theo lý thuyết "Thuận lợi xã hội" của Robert Zajonc, hành vi của một người phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố, cả bản thân họ lẫn những người xung quanh. Ví dụ, một người đàn ông có thể đứng dậy nhường chỗ cho người già khi thấy một cô gái lên xe.
Quan tâm của một người sẽ khiến bạn thay đổi quan điểm: Dựa vào "hiệu ứng Hawthorne" - nói đến hiệu quả lao động được cải thiện một phần là do sự tạo dựng mối quan hệ thân thiết giữa những người lao động. Giống như việc, bạn được mời nếm thử một loại bánh với hương vị mới và điền vào bảng đánh giá. Bạn có thể đánh giá cao tại cửa hàng nhưng nhận ra không có gì đặc biệt về khi đem về nhà. 
Công việc bị bỏ dở sẽ “nằm lại” trong đầu bạn lâu hơn: Cách tránh được sự trì hoãn thể hiện qua "hiệu ứng Zeigarnik". Ví dụ rõ nhất là khi bạn ngồi trong nhà hàng, những người phục vụ dường như chỉ nhớ những món ăn đang trong quá trình được phục vụ. Sau khi hoàn thành xong, những món ăn đó biến mất khỏi trí nhớ của họ. 
Tiêu dùng phô trương: Điều này thể hiện qua "hiệu ứng Veblen" - khi giá cả của một hàng hoá giảm đi thì một số người tiêu dùng cho rằng hàng hoá giảm chất lượng và không mua nó nữa. Họ sẽ chọn những món đồ mới, ít người có thể có để giới thiệu, khoe với bạn bè và thể hiện vị trí của mình.
Dành cảm tình cho những người không hoàn hảo: "Hiệu ứng Pratfall" lý giải vì sao sự không hoàn hảo có thể khiến con người và sản phẩm hấp dẫn hơn. Chính việc thừa nhận điểm yếu là minh chứng hữu hình cho sự trung thực mà thu hút niềm tin từ người khác. 
Cảm giác như cả thế giới đang nhìn chằm chằm vào mình?: Đa phần chúng ta đều phải trải qua những tình huống khá lúng túng như trượt chân ở cầu thang nơi đông người, đổ đồ uống vào một người lạ... và chắc rằng mọi người đang nhìn và cười thầm sau lưng. Hiện tượng đó được gọi là “hiệu ứng Spotlight” chỉ về sự kiện con người đánh giá quá cao việc người khác đang chú ý đến họ nhiều như thế nào.
Càng nhiều người có mặt thì lại càng có ít người giúp đỡ người bị nạn: Hiệu ứng "Người ngoài cuộc -  Bystander" cho thấy khi bắt gặp người gặp nạn trên đường, càng đông người có mặt thì lại càng có ít người giúp đỡ nạn nhân bởi tâm lý phải chịu trách nhiệm về hành động./.