bo_me_10_hqai.jpg
  1. “Công viên đóng cửa rồi con ạ".
  2. Bạn vốn biết chắc rằng công viên đang mở cửa nhưng bạn lại không có thời gian để đưa lũ trẻ đi công viên nên đôi khi thường nói với chúng rằng công viên đã đóng cửa, hay không hoạt động hôm nay. Nhưng thực tế, bố mẹ nên nói thật với con rằng không thể đi chơi vì còn nhiều việc quan trọng khác, như vậy trẻ sẽ nhận ra rằng cuộc sống có nhiều thứ không phải cứ muốn là được. Mặc dù, nói thật, bạn có thể phải mất thêm thời gian để dỗ dành những cơn dỗi. 
  1. "Nó sẽ không đau đâu, ba/mẹ hứa đấy"!

Lũ trẻ cần được bác sĩ tiêm nhưng chúng lại đang hét toáng lên và tất nhiên bạn muốn chúng nín để bác sĩ có thể tiêm. Nhưng chúng vẫn có thể hét lên khi biết bạn nói dối.

 "Tới giờ đi ngủ rồi".Giả sử chỉ mới 7h30 và đây không phải là giờ đi ngủ vì bạn biết rõ thời gian ngủ của lũ trẻ chính xác là 8h. Giải pháp đơn giản là “Bắt đầu sửa soạn đi ngủ thôi”. Vấn đề nằm ở chính từ ngữ mà bạn dùng. Bạn có thể ngụ ý rằng tới giờ sửa soạn đi ngủ rồi nhưng điều bạn nói ra lại là “tới giờ ngủ rồi”. Một khi lũ trẻ thắc mắc về thời gian, bạn phải chắc chắn việc mình đang nói những gì mình nghĩ và nghĩ về đúng những gì mình muốn nói.
  1. “Ông già Noel đang nhìn con đấy"

Khi lũ trẻ đang gây gổ với anh chị, hay làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng và muốn chúng ngừng ngay lại, nhiều cha mẹ chọn cách dọa nạt bằng những lời như: "ông già noel đang nhìn con đấy", hàm ý rằng nếu không ngoan chúng sẽ không được tặng quà. Những cách này thường xuyên được các cha mẹ sử dụng mà không nghĩ rằng đó là một lời nói dối. 

  1. “Con là nghệ sỹ tuyệt vời nhất, mấy bức tranh con vẽ đẹp quá đi mất"!

Đừng cùng lúc khuyến khích lũ trẻ khi chính bạn cũng không tin tưởng lắm vào điều đó. Chúng thậm chí có thể nắm bắt được dựa vào tông giọng, ngôn ngữ cơ thể của bạn và biết được khi nào bạn thực sự đang nói lời từ tận đáy lòng. Thay vào đó, bạn có thể cổ vũ trí sáng tạo của chúng hoặc là sự tháo vát trong công việc. Khuyến khích chúng tập trung vào những thế mạnh mà bạn tin là chúng có khả năng.

  1. "Ba/mẹ sẽ bỏ nhà đi và bỏ con ở lại".

Thay vì sử dụng một cách đáng sợ, hãy dùng một hậu quả thực tế và cụ thể để có thể biến chúng thành hành động. Bạn có thể nói rằng “nếu như con không mang giày vào và bước vào xe hơi trong vòng 5 phút nữa thì con sẽ không có đặc quyền coi tivi vào mỗi buổi tối đâu”. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn thực hiện những quyết định này một cách tuyệt đối. Bạn sẽ có những đứa trẻ luôn lắng nghe mình bởi vì những gì bạn nói ra chứ không phải là bởi những hành động dọa dẫm.

  1. "Chúng ta không có đủ tiền để mua thứ đó".

Thay vì nói dối hãy giải thích lý do cho tụi nhỏ nghe ở mức độ hiểu biết của chúng. Hãy nói với chúng là mọi người đều muốn đi du lịch vì vậy chúng ta không thể đi xem phim và không thể làm một vài thứ nữa. Giúp chúng hiểu được là có một vài thứ mà mọi người có thể cùng làm cực kì vui và đặc biệt, điều này đồng nghĩa phải từ bỏ những thứ khác. Điều này không đơn giản là bạn đang dạy cho chúng một bài học cuộc sống giá trị mà còn giúp bạn ngừng biến mình thành một kẻ nói dối.

  1. "Ba/mẹ sẽ đến trong 1 phút nữa nhé"!

Nỗ lực của bạn là tốt. Bạn muốn có mặt để dọn dẹp hoặc là giúp lũ trẻ hoàn thành một bài tập nào đó hay bất kì điều gì khác. Tuy nhiên, bạn đang thanh toán hóa đơn và muốn hoàn thành việc này. Sau đó bạn nói với con mình rằng chờ bạn một phút thôi. Đừng nói dối về việc chờ đợi chỉ kéo dài một phút bởi vì nó có thể dài hơn và việc lũ trẻ phải chờ càng lâu đồng nghĩa với việc bạn đang dần trở thành một người nói dối. Hãy tránh việc nói dối bằng cách nói sự thật một cách đơn giản và cụ thể nhất.