a1_rpfp.jpg
Đừng kéo các thành viên khác trong gia đình vào cuộc cãi vã của bạn: Khi cãi nhau, chỉ có bạn và đối phương là những người duy nhất liên quan và có thể giải quyết được. Nếu kéo cha mẹ hai bên vào cuộc cãi vã, tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ và lộn xộn hơn.
Tránh dùng bạo lực: Khi tranh cãi, mọi người thường dễ thể hiện những mặt không tốt trong tính cách của mình. Đừng cho phép bạn hay đối phương dùng bạo lực để giải quyết vấn đề dù hai người có giận dữ ra sao. Nỗi đau về mặt thể xác có thể qua đi nhưng những tổn thương về mặt tinh thần sẽ rất khó để lành lại.
Đừng để “chuyện nọ xọ chuyện kia”: Nếu vấn đề chính của cuộc tranh cãi chỉ là chồng bát chưa rửa thì hãy chỉ tập trung giải quyết vấn đề này. Đừng nhắc lại những sai lầm đã qua của đối phương để chì chiết. Điều này sẽ chỉ làm “chuyện bé xé ra to” và khiến người ấy tự hỏi: liệu họ có nên tiếp tục một mối quan hệ khi mà luôn phải đáp ứng quá nhiều đòi hỏi như vậy không?
Đừng bao giờ nói về chuyện chia tay: Nếu bạn nói: “Chúng ta hãy chia tay đi” trong cuộc tranh cãi, bạn sẽ làm tổn thương đối phương rất sâu sắc. Hơn nữa, càng nhắc đi nhắc lại điều này nhiều lần, mối quan hệ của bạn sẽ càng sớm đổ vỡ. Nếu hai người vẫn còn yêu nhau, đừng bao giờ nhắc tới chuyện chia tay.
Đừng bao giờ bỏ nhà đi giữa cuộc tranh cãi: Bỏ đi trong khi đang tranh cãi sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn và vấn đề vẫn chẳng được giải quyết. Tốt hơn cả, bạn nên chờ đến khi cả hai đủ bình tĩnh để tháo gỡ những vướng mắc của hai người.
Không nên ngủ riêng: Bạn không nên ngủ riêng vì hai người cãi nhau bởi khi ngủ cùng nhau, không khí giữa hai người sẽ hòa dịu hơn và xung đột có thể nhanh chóng được giải quyết hơn. 
Đừng bao giờ cãi nhau ở nơi công cộng: Tranh cãi ở nơi công cộng cho thấy đối phương không tôn trọng bạn. Đừng đem những vấn đề riêng tư của hai người cãi vã ở nơi công cộng mà nên giải quyết chúng ở nhà hoặc một không gian riêng tư hơn.