anh1_irax.jpg
Tìm điểm mạnh của con: Đừng nên chê trách con cái vì không ai là người thích điều đó. Với những điều con cần sửa, hãy nhẹ nhàng nói chuyện, đôi khi là một chút khen ngợi để yêu cầu con. Kết quả mang lại có thể khiến bạn bất ngờ.
Đem đến sự lựa chọn: Cha mẹ không nên áp đặt hay ép buộc con làm một điều gì đó, dù rằng điều đó đúng đắn.
Hãy đưa ra những sự lựa chọn nhưng không quá dễ để con vẫn nghe lời mà bạn vẫn có thể kiểm soát được.
Tôn trọng quyền và sự riêng tư của con: Đối với một đứa trẻ, có lẽ một quả bóng, lego... là vô cùng quan trọng và to lớn. Vậy nên, nếu muốn chúng dừng chơi thì đừng vội vàng mà hãy nói rằng :"Con có thể làm giúp mẹ việc này rồi lát chơi tiếp được không?"
Sáng tạo quy tắc: Những quy tắc trong trò chơi thường được hình thành trong một thời gian dài, và người lớn thường "thuộc lòng" những điều ấy.
Tuy nhiên, với một đứa trẻ, trong mỗi cuộc chơi, đừng quá gò bó trong quy tắc mà hãy tạo nên những điều mới mẻ để con hứng thú.
Áp đặt sự giúp đỡ: Bạn có thể kiên nhẫn bao lâu khi con bạn làm nhưng vẫn mắc nhiều lỗi sai.
Khi đó, đừng áp đặt sự giúp đỡ của bạn mà hãy kiên nhẫn để chờ con làm được việc.
Khi con lề mề: Đừng vội quát mắng vì điều đó không làm con hiểu được vấn đề.
Hãy giải thích cho con nếu làm quá chậm, quá lâu có thể gây ảnh hưởng đến xung quanh và bản thân thế nào.
Sự thấu hiểu: Khi con cần sự tư vấn, những cụm từ như "Mẹ đã nói với con rồi! hay Biết ngay mà!" sẽ không giải quyết được vấn đề mà làm cho con thêm bối rối.
Điều quan trọng thời điểm này là hiểu được cảm xúc, chia sẻ với con chứ đừng nên chỉ trích một ai đó.
Thảo luận những tình huống có thể xảy ra: Khi đưa ra những giả thiết, những tình huống có thể xảy ra sẽ giúp con thêm những hiểu biết, kiến thức và bình tĩnh hơn khi đối mặt với vấn đề.
Sử dụng sự hài hước: Khi con không muốn đánh răng hay làm bất cứ việc gì.
Hãy tận dụng những câu chuyện cổ tích, những yếu tố hài hước để thuyết phục chúng./.