a1_rbgv.jpg
Tôi đã nói rồi/ Tôi biết mà: Nhắc đi nhắc lại sai lầm của người khác và cố gắng tỏ ra mình là người thông minh, giỏi giang sẽ chỉ khiến họ dễ nổi điên lên với bạn mà thôi.
Được rồi: Nếu bạn nói “được rồi” với mọi thứ bằng khuôn mặt vô cảm, đừng ngạc nhiên khi thấy sự ngờ vực thay vì lòng biết ơn trong mắt người khác. “Được rồi” đôi khi không phải là một lời đồng ý mà chỉ thay cho câu trả lời: “tôi sẽ làm sau” hoặc “tôi chẳng bận tâm đâu”.
Thứ lỗi cho tôi khi phải nói điều này nhưng…: Ngay sau lời xin lỗi sẽ là những câu nói không tốt hoặc không hài lòng về ai đó. Điều này sẽ khiến đối phương thấy không thoải mái hoặc thậm chí bị xúc phạm.
Bạn sẽ không hứng thú với nó đâu/ Bạn không hiểu đâu: Thử tượng tượng bạn đang hứng thú với điều gì đó và người kia “dội gáo nước lạnh” vào bạn bằng những câu nói trên, bạn chắc chắn sẽ tức giận và cảm thấy mình bị xem thường.
Bạn đã không nói với tôi về điều này: Câu nói mang tính chất đổ lỗi này không khiến vấn đề được giải quyết mà chỉ làm cho mối quan hệ của bạn trở nên tệ hơn.
Tôi nghe đây/ Tôi hiểu những điều bạn đang nói: Khi một người hào hứng nói chuyện với bạn thay vì phản ứng theo kiểu khô khan như trên thì hãy thể hiện sự ủng hộ, hứng thú và bày tỏ ý kiến của bạn.
Thư giãn đi nào: Câu nói này nhiều lúc có thể gây phản ứng ngược. Bởi nó có thể được hiểu rằng, bạn đang lờ đi vấn đề quan trọng của người khác thay vì thể hiện sự ủng hộ và thấu hiểu.
Lại nữa à: Đối phương có lẽ phải rất lo lắng về vấn đề của họ thì mới bàn bạc với bạn nhiều lần. Nhưng đáp lại bằng câu nói “lại nữa à”, bạn chỉ để họ thấy bạn đã quá mệt mỏi về chủ đề này và không hứng thú để nói về nó nữa.
Sao em phải cần những thứ đắt đỏ như vậy? Cứ như bình thường là đẹp rồi: Bạn chắc hiểu rõ rằng khi bạn dành thời gian, tiền bạc và công sức vào vẻ ngoài, bạn sẽ có một ngoại hình đẹp hơn. Vậy thì tại sao bạn lại nói với người khác như vậy?