40 ngày truyền thống Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Khánh Hòa
Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai kỷ niệm 40 năm thành lập
Đề nghị thành lập Đại học Phát thanh – Truyền hình
ABU họp bàn về tương lai của phát thanh- truyền hình
VOV thúc đẩy hợp tác phát thanh, truyền hình với Argentina và Cuba
Cần cơ chế khuyến khích nhà báo giỏi tham gia đào tạo nghề làm báo
Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II, thuộc Đài TNVN, vừa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Đào tạo nguồn nhân lực phát thanh – truyền hình và truyền thông đáp ứng được nhu cầu thực tiễn”.
Thầy Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II phát biểu tham luận
Trong những năm gần đây, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II đã có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng lượng đào tạo như: bổ sung các chuyên ngành mới bao gồm Báo chí Phát thanh – Truyền hình; Báo chí đa phương tiện; Truyền thông và Quan hệ công chúng; Quay phim và đạo diễn truyền hình; Biên tập và Dẫn chương trình truyền hình. Đồng thời, Khoa cũng thành lập Câu lạc bộ Báo chí và Truyền thông nhằm tạo ra diễn đàn để sinh viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và trực tiếp làm ra sản phẩm được sử dụng để phát sóng.
Dưới góc độ đơn vị sử dụng lao động, một số doanh nghiệp cho rằng: đối với nghề báo, sinh viên phải thực sự có đam mê và tích cực, chủ động trong công việc mới có thể theo đuổi nghề lâu dài.
Ông Trần Trung Trực, Giám đốc nhân sự Công ty truyền thông Điền Quân chỉ ra điểm hạn chế của sinh viên hiện nay nói chung là yếu ngoại ngữ, thiếu nhiều kỹ năng mềm như kỹ năng quản trị về thời gian, thiếu kỹ năng làm chủ và lên kế hoạch công việc cũng như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
Theo ông Trực, ngoài việc đào tạo chuyên môn thì nhà trường cần phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị báo chí để sinh viên có cơ hội tiếp cận với công việc thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bà Dương Thị Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II cho biết, để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được nhu cầu thực tế, thời gian tới nhà trường sẽ có sự đầu tư đúng mức về trang thiết bị, cơ sở vật chất.
Trong công tác đào tạo, theo bà Thủy, nhà trường sẽ xem xét lại việc tuyển sinh để sàng lọc những sinh viên có năng khiếu và đam mê nghề nghiệp, đồng thời yêu cầu các giảng viên tăng cường đi thực tế tại cơ sở, cập nhật xu hướng làm báo hiện đại. Thời gian gần đây nhà trường rất quan tâm tới việc xây dựng và phát triển mạng lưới cộng tác viên là giảng viên thỉnh giảng, đây là những chuyên gia trong ngành báo chí – truyền thông.
Bà Thủy đề nghị VOV cần có cơ chế để khuyến khích các nhà báo có kinh nghiệm và thâm niên công tác về thỉnh giảng tại trường./.
VOV.VN - Chiều 8/12, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Khánh Hòa kỷ niệm 40 năm ngành truyền thống (15/12/1976- 15/12/2016).
VOV.VN - Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ đánh giá cao những nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức Đài PT-TH Đồng Nai trong 40 năm qua.
VOV.VN -Đại học Phát thanh Truyền hình TPHCM được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II.
VOV.VN - Kỳ họp lần thứ 53 của ABU tại Bali có Chủ đề Truyền thông cho tương lai: Nội dung và dịch vụ đa dạng trong thống nhất
VOV.VN - Phó Tổng Giám đốc Vũ Hải tiếp các đoàn Đại sứ quán Argentina, Đại sứ quán Cuba, đại diện của hãng Thông tấn AP; đến thăm và làm việc.
Duy Phương/VOV-TPHCM