Hội đồng Chức danh giáo sư (GS) Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, phó giáo sư (PGS) năm 2017. Theo đó, tổng số người đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm 2017 là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nằm trong danh sách tân giáo sư được công nhận năm 2017. |
Trong đó, tân GS trẻ nhất được công nhận là GS Phạm Hoàng Hiệp - Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (sinh năm 1982) thuộc ngành toán học, một tài năng khoa học trẻ. Theo đánh giá của GS-TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước, nếu tính số lượng công trình thì tân GS trẻ nhất không phải là người sở hữu nhiều công trình khoa học nhất, nhưng chất lượng các công trình khoa học thì rất tốt, rất ấn tượng và nhiều công trình được đăng trên những tạp chí khoa học hàng đầu quốc tế.
Hội đồng ngành toán luôn là một hội đồng chuẩn mực và khắt khe, những kết quả số phiếu công nhận chức danh GS cho ứng viên này đạt 100% cũng đã nói lên được sự vinh danh dành cho tân GS trẻ nhất là vô cùng xứng đáng"- GS-TSKH Trần Văn Nhung chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nằm trong danh sách tân GS được công nhận năm 2017.
Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước. |
GS Trần Văn Nhung nói thêm năm nay có 85 người đạt tiêu chuẩn GS, 1.141 người đạt tiêu chuẩn PGS, tăng so với năm trước là 534 người (khoảng 60%).
Lý giải của việc tăng đột biến số lượng GS, PGS này, ông Nhung cho hay năm nay thời gian hết hạn nhận hồ sơ lùi lại nửa năm, vì thế các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm. Sở dĩ có việc chậm lại này là do hội đồng dự định chờ thực hiện theo quy định mới nhưng chưa xong, nên quay lại thực hiện theo quy định hiện hành. Nguyên nhân thứ hai, năm 2018 sẽ có sự thay đổi về quy định phong GS, PGS, nên tâm lý chung của các ứng viên mong muốn mình đi về "chuyến tàu cuối". "Sự gia tăng số lượng ứng viên vừa do yếu tố tâm lý, vừa do họ có thêm thời gian để làm hồ sơ" - tổng thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước nói.
Cũng theo đánh giá của GS Nhung, chất lượng GS,PGS cao hơn hẳn các năm trước. Số các bài báo công bố quốc tế ở ISI và Scopus tăng lên. Độ tuổi trung bình của ứng viên giảm xuống (tuổi trung bình của GS năm 2016 là 55, năm nay chỉ 53). Ngoại ngữ tiếng Anh của các ứng viên tăng lên rõ rệt, những điều này giúp việc đào tạo, trao đổi bằng tiếng Anh và công bố quốc tế được thuận lợi hơn với các ứng viên. Một điểm mới nữa là tỉ lệ GS, PGS đối với nữ tăng lên 28 -29%, trong khi trước đây chỉ 25%.
Theo GS Nhung, dự kiến từ năm 2019, việc công nhận chức danh GS, PGS được thực hiện theo những quy định mới nhằm nâng cao chất lượng khoa học, đảm bảo hội nhập quốc tế./.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Ngành y tế đang đơn độc