Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Vienna (Áo) đang cố gắng nghiên cứu nhằm giảm thiểu xung đột giữa con người và loài voi ở châu Phi và Ấn Độ bằng cách phát triển một hệ thống cảnh báo sớm về sự xuất hiện của loài voi dữ trước khi chúng tấn công con người trên đường đi tìm kiếm thức ăn ở những khu dân cư.

voi%20du.jpg
(ảnh: nytimes)

Theo các nhà khoa học, nạn phá rừng tràn lan khiến môi trường sống của voi bị thu hẹp, thức ăn ngày càng khan hiếm đang là nguyên nhân làm cho voi rừng thường xuyên về khu dân cư phá hoại và tìm kiếm thức ăn. Điều đáng lo ngại là tần suất xuất hiện của voi về khu dân cư ngày càng nhiều, gây ra mối nguy hiểm đối với con người. Ngoài ra, để bảo vệ dân làng khỏi sự tấn công, con người cũng tìm cách sát hại chúng nhiều hơn..

Thử nghiệm trên đàn voi nuôi nhốt ở Nam Phi khi sử dụng một máy ghi âm để thu lại và phân biệt những tần số âm thanh khác nhau của voi, hệ thống cảnh báo sớm có khả năng phân biệt được giới tính, kích cỡ và độ tuổi của voi khi chúng sắp tới gần khu dân cư. Các nhà khoa học hi vọng, trong 3 năm nữa, hệ thống hữu ích này sẽ được sử dụng rộng rãi, giúp mang đến giải pháp an toàn cho con người và cả loài voi.

Chị Angela Stoeger cho biết: “Loài voi tạo ra nhiều âm thanh khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung của chúng là  tiếng gầm ở tần số thấp. Về cơ bản, thiết bị này dựa trên độ cao thấp của  âm thanh, qua đó tạo ra sự rung động cũng như khối lượng của những nếp gấp âm thanh khác nhau. Có nghĩa là, khi voi xuất hiện từ xa, thiết bị có thể nhận dạng và phát ra âm thanh báo động theo từng mức cảnh báo khác nhau.”/.