cong_dung_la_tia_to_1_oqsj.jpg
Hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt. 
Khi kết hợp với hành (một thứ gia vị cũng kích thích tăng tiết dịch vị), cháo hành - tía tô sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.
Ngoài ra, lá tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành thuốc.
Giải cảm phong hàn: Trường hợp cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức dùng bài Hương tô tán (lá Tía tô 8g, Hương phụ 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g, cho thêm Gừng tươi 2 lát sắc nước uống) có thể xông lúc thuốc đang nóng tác dụng làm ra mồ hôi tốt.
Tiêu đờm giảm ho: Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang (Tô tử 6-12g, La bạc tử 8-12g, Bạch giới tử 6-8g) gia vị (thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.
Lý khí an thai: Trường hợp phụ nữ có mang thai động đau bụng, Đau lưng ngực, buồn nôn dùng bài Tử tô ẩm (Tô ngạnh 8g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Đảng sâm 12g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, sắc nước uống.
Chữa cảm lạnh: Dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước sau đó xông cho ra mồ hôi.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô, vỏ quýt, cam thảo, gừng sắc với nước như trà uống nóng 1 lần 1 ngày. 
Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối sau đó uống.
Làm trắng da bằng tía tô: Lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày. Hoặc dùng cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch hoặc cành, lá tía tô khô ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Hòa cùng với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ tắm khoảng 4 lần/tuần.