1_1517922514_jpg_pagespeed_ic_bbxmygp5pn_gjgb.jpg
Bạn có thực sự cần chúng? Trước hết, trước khi dùng đến thuốc giảm đau, bạn nên phân tích cường độ cơn đau và xác định xem liệu bạn có thực sự cần sự giúp đỡ của thuốc giảm đau không. Nhiều cơn đau có thể tự biến mất hoặc bạn có thể chịu đựng nó trong vài ngày, thì thuốc giảm đau không cần thiết.
Nguồn gốc cơn đau: Mỗi loại đau đớn đều có nguồn gốc, có thể nó phát sinh cho một bệnh tật hoặc thương tích và đau chỉ là một triệu chứng. Vì vậy, thay vì sử dụng thuốc giảm đau, bạn nên đến bệnh viện để xác định nguồn gốc của cơn đau và được điều trị phù hợp.
Tìm chuyên gia: Nếu bạn đang bị bệnh hoặc thương tích dẫn đến các cơn đau, hãy tìm một chuyên gia có thể giúp điều trị các tình trạng này. Họ có thể sử dụng các liệu pháp thay thế hoặc phẫu thuật thay vì dùng thuốc giảm đau trong một thời gian dài. Thông thường, các chuyên gia có thể xác định thời gian để hồi phục sau khi tiến hành một số xét nghiệm.
Không tự ý dùng thuốc: Tự mua thuốc mà không có đơn của bác sĩ là một thói quen rất nguy hiểm. Với bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc giảm đau (vì quá liều thuốc giảm đau có thể gây tử vong) hãy đi khám bác sĩ và dùng thuốc điều trị phù hợp với cơn đau của bạn.
Tìm hiểu về các tác dụng phụ: Giống như nhiều loại thuốc khác, ngay cả thuốc giảm đau có một số tác dụng phụ, thậm chí là tử vong. Vì vậy, bạn phải tìm hiểu tất cả các phản ứng phụ của thuốc giảm đau trước khi dùng chúng. Các vấn đề về tiêu hoá, táo bón, chóng mặt, mệt mỏi, huyết áp thấp, nhồi máu cơ tim ... là một số tác dụng phụ phổ biến của hầu hết các thuốc giảm đau.
Thuốc giảm đau có thể gây nghiện: Một trong những tác dụng phụ lớn nhất và nguy hiểm nhất của thuốc giảm đau là nghiện thuốc. Trong thực tế, hàng ngàn người trên thế giới trở nên nghiện thuốc giảm đau đến mức cần trợ giúp y tế! Cảm giác nhẹ nhõm mà các thuốc giảm đau cung cấp là nguyên nhân gây nghiện và nhiều người nghiện có thể tiếp tục dùng chúng ngay cả sau khi không còn đau đớn.
Thuốc giảm đau có thể dẫn đến lạm dụng chất gây nghiện: Một số nghiên cứu và khảo sát đã ghi nhận rằng, những người bắt đầu sử dụng thuốc giảm đau và nghiện chúng có nguy cơ cao hơn lạm dụng các chất khác như cocaine, rượu....
Sử dụng thuốc giảm đau mạnh trong một thời gian dài có thể gây tổn thương cơ. Thuốc giảm đau có chứa một số chất hóa học mạnh mẽ trong đó, gây khó khăn cho cơ thể khi đào thải ra ngoài. Vì vậy, các cơ quan như gan và tim phải làm việc thêm rất vất vả để phân tích các hóa chất này. Vì vậy, nếu cơ thể đang nhận nhiều thuốc giảm đau, nó có thể dẫn đến suy yếu các cơ quan như gan và tim, cuối cùng gây tổn hại cho chúng.
Nếu bạn đi khám bác sĩ mới và họ kê đơn thuốc giảm đau, bạn phải thông báo cho họ về lịch sử bệnh của bạn. Ví dụ, các bệnh mà bạn đã từng mắc phải từ trước, bạn dị ứng với những thanh phần thuốc nào, các vấn đề tâm lý,... Bằng cách này, bác sĩ sẽ có thể kê toa liều thuốc giảm đau theo tình trạng sức khoẻ của bạn.