1coverimage_1520399184_phwi.jpg
Phụ nữ ở độ tuổi 18 đạt được khối lượng xương tối đa của họ, trong khi nam giới ở tuổi 20. Sau đó, cả nam giới và phụ nữ tiếp tục phát triển khối lượng xương với số lượng nhỏ, nhưng nam giới nhiều hơn phụ nữ. Ở độ tuổi 30, xương được phát triển đầy, mật độ xương không tăng thêm nữa khiến phụ nữ dễ bị loãng xương. 
Loãng xương và Estrogen: Có rất nhiều hormone chịu trách nhiệm về sự thay đổi ở phụ nữ. Estrogen là một hormon giúp điều chỉnh chu kỳ sinh sản của người phụ nữ và giúp giữ xương chắc khỏe. Hormon estrogen giảm khi một phụ nữ mãn kinh sẽ gây ra loãng xương. Những người có nguy cơ cao về chứng loãng xương nếu họ có chu kỳ kinh nguyệt bất thường, đã cắt bỏ buồng trứng hoặc đang trải qua thời kỳ mãn kinh.
Rối loạn ăn uống: Các rối loạn như chán ăn và nghiện ăn có thể làm yếu xương và làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ. Nếu một người phụ nữ bị chán ăn, cô ấy sẽ trở nên gầy, còn bị nghiện ăn, phụ nữ sẽ ăn rất nhiều còn còn nôn mửa.
 Tiền mãn kinh: Loãng xương cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ, bao gồm những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh (tuổi từ 20 đến 40). Một số phụ nữ trẻ có mật độ xương thấp có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
 Chứng loãng xương ở phụ nữ trưởng thành sớm: Những phụ nữ trẻ có mật độ xương thấp do khối lượng xương thấp thường có nguy cơ loãng xương sau này. Đôi khi, phụ nữ tiền mãn kinh bị loãng xương do tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn hoặc một loại thuốc dẫn đến mất xương.
Loãng xương khi mang thai: Một số phụ nữ mang thai mắc một dạng loãng xương tạm thời trong thai kỳ. Đây là một trường hợp hiếm hoi và thường hết sau khi người phụ nữ sinh con. Các bà mẹ cho con bú nên tăng lượng thức ăn canxi và vitamin D để xương chắc khỏe. Nếu bạn không có đủ chất dinh dưỡng, nhu cầu canxi của bé sẽ được đáp ứng bằng cách lấy canxi từ xương, do đó gây ra xốp xương và loãng xương.