Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, được đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cùng với các rối loạn chuyển hóa khác. Tiến sĩ Rajeev Gupta, khoa nội, Bệnh viện CK Birla, Delhi (Ấn Độ) giải thích, khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin, hoặc hoạt động của insulin trên tế bào kém hiệu quả, bệnh nhân sẽ bị tăng đường huyết kèm theo các biến chứng. Những biến chứng này bao gồm nhiễm trùng trong mạch máu và dây thần kinh. Các triệu chứng của tăng đường huyết là đi tiểu nhiều, suy nhược, giảm cân, tăng cảm giác thèm ăn, nhiễm trùng tái phát và các biến chứng khác của bệnh tiểu đường như đau tim, đột quỵ hoặc suy thận.
Theo Tiến sĩ Gupta, bệnh đái tháo đường được chia thành 3 loại:
Bệnh tiểu đường loại 1
Bệnh này là do sự không sản xuất insulin của tuyến tụy, vì vậy điều trị bệnh đái tháo đường thường xuyên là bắt buộc để duy trì sự sống và ngăn ngừa các biến chứng. Nó thường ảnh hưởng đến trẻ em và thanh niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tổn thương tế bào hoặc tuyến tụy có thể do di truyền hoặc do mức độ virus hoặc các phản ứng tự miễn dịch của cơ thể.
“Bệnh tiểu đường loại 1 đòi hỏi phải áp dụng các thay đổi lối sống nghiêm ngặt và thói quen ăn kiêng để kiểm soát tình trạng này”, Tiến sĩ Gupta cho biết thêm.
Bệnh nhân tiểu đường loại 1 cần:
- Theo dõi và kiểm soát đường huyết, cholesterol và huyết áp luôn ổn định.
- Quản lý lượng đường trong máu bằng cách tiêm insulin theo lời khuyên của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi, thư giãn để giảm căng thẳng.
- Luôn tích cực tập thể dục.
- Tiêu thụ thực phẩm lành mạnh.
- Quản lý căng thẳng để giảm hoặc tránh các biến chứng tiểu đường. Tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu cách nhận biết và quản lý các biến chứng như bệnh thận, bệnh mắt và các biến chứng tim mạch.
- Đi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để kiểm tra albumin (ACR), bệnh võng mạc, và đánh giá lipid cùng với kiểm soát huyết áp nghiêm ngặt.
Bệnh tiểu đường loại 2
Tiến sĩ Gupta cho biết bệnh tiểu đường loại 2 là một loại phổ biến hơn, do hoạt động chủ yếu của insulin không hiệu quả (kháng insulin) và sự thay đổi trong bài tiết insulin. Nhìn chung, những bệnh nhân mắc bệnh này là người trưởng thành bị béo phì hoặc có lối sống ít vận động.
Bệnh nhân phải chú ý kiểm soát đường huyết, huyết áp, cholesterol, tránh hút thuốc, giảm uống rượu, giữ cân nặng trong tầm kiểm soát và tập thể dục thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cần nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ như tê hoặc yếu các chi, nói lắp, đau đầu hoặc chóng mặt. Để phát hiện sớm bệnh thận, bệnh nhân cần xét nghiệm albumin nước tiểu thường xuyên và kiểm tra chức năng thận.
Tiểu đường thai kỳ
Đây là loại thứ ba, được chẩn đoán chủ yếu ở phụ nữ mang thai không bị tiểu đường trước khi mang thai. Phụ nữ mang thai được khuyên nghị xét nghiệm dung nạp glucose ở tuần thứ 27 của thai kỳ thường xuyên để phát hiện tình trạng này.
“Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tập thể dục thường xuyên, đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp và liều lượng insulin theo khuyến cáo của bác sĩ. Sau khi sinh, bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ khỏi. Các bà mẹ bị béo phì cần được theo dõi để biết bất kỳ sự phát triển nào của bệnh tiểu đường trong tương lai ”, bác sĩ chia sẻ./.