Các bác sĩ nhận thấy nhiều bệnh nhân COVID-19 xuất viện có lượng đường trong máu tăng cao. Tiến sĩ Edwin J George, Phó Giáo sư Nội khoa tại Viện Khoa học y khoa Amala (Ấn Độ) cho biết, khoảng 20-30% bệnh nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng sau khi khỏi bệnh đã phát triển bệnh tiểu đường hoặc có lượng đường trong máu tăng cao.
Khoa học nói gì về điều này?
Nhiều bệnh nhân tiểu đường mắc COVID-19 có lượng đường trong máu tăng cao do sử dụng steroid. Điều này xảy ra do gan có xu hướng sản xuất nhiều đường hơn trong quá trình điều trị bằng steroid hoặc do steroid khiến cơ thể khó di chuyển đường khỏi máu hơn.
Mặt khác, theo TS Edwin J George, nhiều bệnh nhân tiểu đường type 2 sau khi mắc COVID-19 và khỏi bệnh đã bị Hội chứng rối loạn nội tiết và chuyển hóa do tiểu đường. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Điều này làm dấy lên nghi ngờ rằng virus ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.
Đồng thời, các nghiên cứu cho thấy virus corona có thể gây hại các tế bào beta trong tuyến tụy tiết ra insulin. Điều này có thể khiến cho tuyến tụy không duy trì lượng đường bình thường trong máu và không thể điều chỉnh glucose vào các tế bào của cơ thể.
Những dấu hiệu cần phải chú ý sau khi khỏi bệnh?
Bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường như: Cực kỳ khát nước, đi tiểu nhiều, mờ mắt, vết thương chậm lành, cực kỳ mệt mỏi và không thể lấy lại được cân nặng đã mất. Do đó, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, cần phải đi xét nghiệm bệnh tiểu đường.
F0 khỏi bệnh cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
TS George nói rằng, điều quan trọng là phải lấy lại số cân nặng đã mất sau khi điều trị khỏi COVID-19 và giữ lối sống khỏe mạnh sau khi khỏi bệnh: Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn, thường xuyên luyện tập, rèn luyện sức khỏe, ngủ đủ giấc.../.