0benh_tac_tia_sua_efnv.jpg
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa. Sản phụ không cho bé bú sớm và thường xuyên, không vắt sữa thừa khi trẻ bú không hết… Bên cạnh đó, hút/nặn sữa không đúng cách, trẻ đạp vào ngực mẹ hay mặc áo ngực quá chật, cũng làm tổn thương tuyến vú…
Chườm nước nóng: Mẹ có thể dùng một chai nước nóng hoặc túi chườm nóng vừa phải để chườm lên dầu vú. Một tay chườm còn một tay kia day sẽ làm chỗ bị tắc sữa thông nhanh hơn.
Mát xa bằng tay: Các mẹ hãy dùng 2 bàn tay của mình ép hai bên vú vào nhau rồi day nhẹ nhàng từ từ theo vòng tròn khoảng 20-30 lần sẽ giúp làm tan chỗ sữa đã đông kết.
Dùng lá mít: Cách này rất đơn giản, chỉ cần hái vài lá mít tươi trên cây rồi hơ nóng, sau đó đặt lên phần sờ thấy cứng nhất trên bầu ngực rồi mát-xa nhẹ nhàng, từ từ dùng tay ấn mạnh theo chiều từ trên xuống dưới; làm liên tục trong 1 vài ngày đến khi sữa chảy ra thì cho bé bú ngay để tia sữa được thông hoàn toàn. 
Đắp lá bắp cải: Lấy lá bắp cải, cắt bỏ phần sống lá rồi rửa sạch, lau khô. Hơ lá bắp cải trên lửa cho nóng rồi dùng khăn/giấy mỏng bọc lại, đắp lên bầu ngực và mát-xa đến khi tia sữa được thông hoàn toàn, mẹ sẽ thấy ngực hết đau và sữa bắt đầu chảy ra.
Hành tím: Cắt lát mỏng khoảng 1,5 mm và đặt lên bầu ngực (trừ núm vú), sau đó lấy một chiếc khăn mỏng phủ lên và buộc lại, làm trong 4 ngày, mỗi ngày làm 2 lần.
Đu đủ non: Mẹ có thể lấy một quả đu đủ non rửa thật sạch, thái lát mỏng sau đó hơ lửa cho ấm. Dùng khăn/giấy mỏng bọc lại rồi đắp lên ngực, mát-xa nhẹ nhàng để sữa mau thông. Cách trị tắc tia sữa này được rất nhiều mẹ áp dụng vì cực kì hiệu quả.
Xôi nếp: Nấu một nồi xôi trắng rồi bọc xôi vào hai chiếc khăn mỏng khi còn nóng. Dùng gói xôi đó chườm lên hai bầu ngực, có thể lăn nhẹ từ ngoài vào trong đến khi xôi nguội sẽ giúp tia sữa được thông nhanh hơn.
Lá đinh lăng: Rửa sạch lá đinh lăng để ráo nước rồi nấu lên lấy nước uống. Nước rất dễ uống mà lại còn có tác dụng làm cho sữa mẹ thơm hơn nữa đấy.
“Cửa ngõ” để sữa chảy ra chính là đầu vú, đây là phần mà vi khuẩn dễ xâm nhập và làm tắc tia sữa. Các mẹ cần chú ý luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.