Thoát vị đĩa đệm đang trở thành căn bệnh phổ biến, không chỉ với những người lao động nặng mà ngay cả giới văn phòng.
Tuy nhiên, khi mắc bệnh, không ít người đã lựa chọn khám và điều trị theo phương pháp dân gian, thậm chí truyền miệng mà không tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng bằng phương tiện hiện đại hay chữa trị bằng các phương pháp nhanh lành. Hệ quả là người bệnh phải chịu đau nhiều năm mà vẫn vô cùng tốn kém.
(Ảnh minh họa, nguồn: KT) |
Chữa bệnh theo “mách nước”- 10 năm phải chịu đau
Với 40 năm làm công tác điều trị các bệnh nội cơ xương khớp, PGS.TS Vũ Đình Hùng, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Sài Gòn đã gặp nhiều trường hợp bị bị các bệnh lý cột sống dai dẳng vì điều trị sai ngay từ đầu.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh (50 tuổi, ở TP HCM), làm nghề thuyền trưởng tàu sông thường xuyên ngồi 1 tư thế lái tàu nhiều giờ, nhiều ngày đã bị đau lưng 10 năm nay.
Sợ phải chờ đợi khi đi khám bệnh và phải can thiệp bằng mổ xẻ nên đi đến đâu, ai mách phương pháp điều trị nào, ông Vĩnh cũng theo cách đó. Lúc thì nắn chỉnh cột sống rồi đến uống thuốc nam, bấm huyệt. Nhưng bệnh chỉ đỡ một thời gian sau đó nó lại tái phát nên ông vẫn thường xuyên bị những cơn đau lưng hành hạ.
Cuối cùng, sau một lần đứng ngồi không yên vì các cơn đau ở thắt lưng lan xuống chân khiến gần như bại cả người, ông Vĩnh quyết định đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa, hy vọng chữa được khỏi bệnh.
Khi đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Sài Gòn, ông Vĩnh đã được PGS Vũ Đình Hùng khám và chọn lựa chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện chính xác các tổn thương gây đau. Sau 30 phút chụp, ông đã có kết quả là bị thoát vị đĩa đệm đốt L4 – L5. Trên cơ sở chẩn đoán chính xác như vậy, PGS Hùng đã tư vấn cho ông Vĩnh phương pháp điều trị phù hợp nhất lúc này là phẫu thuật. Sau nhiều ngày cân nhắc, ông quyết tâm thực hiện phẫu thuật. Đến nay, sau 6 tháng, bệnh thoát vị đĩa đệm của ông Vĩnh gần như khỏi hẳn.
PGS Vũ Đình Hùng cho biết: Với các bệnh cơ xương khớp – thần kinh, việc chẩn đoán đúng bệnh, đúng vị trí tổn thương ngay từ đầu rất quan trọng. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể là chụp X quang, siêu âm, CT Scanner... Tuy nhiên, với các bệnh cột sống vùng cổ, cột sống vùng thắt lưng, chụp MRI là phương pháp “vàng” để chẩn đoán. Dựa vào các hình ảnh rõ nét của phim cộng hưởng từ, các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể kết luận chính xác về tình trạng bệnh lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, chèn rễ thần kinh…
Từ đó, thầy thuốc chuyên khoa sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị hợp lý, bằng thuốc hay phẫu thuật. Dù điều trị bằng thuốc, hình ảnh chụp cộng hưởng từ cũng sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát sao diễn tiến trong thời gian người bệnh uống thuốc và có thể điều chỉnh thuốc khi cần thiết.
Phương pháp chụp MRI có kết quả nhanh, chính xác
Trả lời câu hỏi chụp MRI có bị nhiễm xạ không, Thạc sĩ - bác sĩ Ngô Văn Đoan – Phụ trách Chẩn đoán hình ảnh, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Sài Gòn khẳng định: “Chụp MRI là phương pháp an toàn, người chụp không bị nhiễm xạ. Tại phòng khám đa khoa quốc tế Vinmec Sài Gòn, máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Telsa (sản xuất năm 2015) có từ lực cao, cho chất lượng hình ảnh rõ nét về các tổn thương.
Đặc biệt, máy có thể chụp mà không cần tiêm thuốc cản từ, nên giảm thiểu tác dụng phụ cho người bệnh. Sau 30 phút chụp, người bệnh sẽ được các thầy thuốc chuyên môn cao tại Phòng khám phối hợp cùng các chuyên gia chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Thành Đô… đọc kết quả chính xác.Những người bệnh mắc hội chứng sợ lồng kín (khoảng 5%) cũng được tận tình hướng dẫn và hỗ trợ để đạt kết quả tốt nhất”.
PGS.TS Hùng cho biết thêm: Tỉ lệ mắc các bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hiện nay lên tới trên 10% ở những người trên 60 tuổi. Bệnh cũng đang có xu hướng trẻ hóa, không chỉ ở những người phải lao động nặng mà cả ở giới công chức – văn phòng do thói quen ngồi lâu một tư thế, ít vận động. Dù quyết định phương pháp điều trị nào, cả người bệnh và thầy thuốc đều cần dựa trên kết quả chẩn đoán chính xác bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Tránh tự ý điều trị hoặc “đi lòng vòng” khiến người bệnh tốn kém mà không khỏi tiệt căn./.