1_bgmt.jpg
Dễ bị bầm tím và chảy máu: Trẻ bị ung thư máu khi bị chấn thương nhỏ hoặc chảy máu mũi, thường sẽ chảy máu nhiều hơn. Trẻ cũng rất dễ bị bầm tím hoặc xuất hiện những chấm đỏ nhỏ trên da (xuất huyết) do các mạch máu nhỏ bị chảy máu. Khả năng đông máu khi trẻ bị ung thư còn phụ thuộc vào các tiểu cầu khỏe mạnh ở trong máu. Và ở trẻ bị ung thư máu thường sẽ có số lượng tiểu cầu thấp bất thường.
Đau bụng: Đau bụng cũng là một trong những triệu chứng thường gặp của ung thư máu ở trẻ em. Điều này là do các tế bào bạch cầu có thể tích lũy trong gan, lá lách, thận, gây sưng bụng. Chính vì thế, trẻ sẽ thường có cảm giác đau bụng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn. Khi xuất hiện triệu chứng này tức là bệnh đã nặng và đã vào giai đoạn khó khống chế.
Khó thở: Quanh tuyến ức nằm ở cổ, các tế bào bạch cầu có thể co cụm lại tại đây gây nên khó thở ở trẻ. Hoặc tình trạng khó thở cũng có thể được gây ra bởi các hạch bạch huyết sưng ở ngực đẩy ngược lại khí quản. Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, thở khò khè và đau khi thở, bố mẹ cần nên đưa trẻ đi bác sĩ ngay.
Nhiễm trùng, sốt cao thường xuyên: Trẻ bị ung thư máu có hệ miễn dịch suy giảm trầm trọng. Do các tế bào bạch cầu mất dần khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn từ bên ngoài dẫn đến các vi khuẩn, virus này tấn công vào cơ thể gây bệnh. Trẻ bị ung thư máu rất dễ bị sốt cao và nhiễm trùng vết thương, khó lành.
Sưng tấy: Từ hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) và hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) có thể thấy rằng, các hạch bạch huyết sưng lên ở bụng hoặc ở ngực của trẻ bị ung thư máu. Ở tuyến ức, các tế bào bạch cầu tập trung nhiều có thể gây chèn ép tĩnh mạch vận chuyển máu từ cánh tay đến tim dẫn đến sưng mặt và sưng cánh tay. Đầu, cánh tay, ngực có thể xuất hiện màu xanh đỏ.
Sưng tấy: Từ hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) và hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) có thể thấy rằng, các hạch bạch huyết sưng lên ở bụng hoặc ở ngực của trẻ bị ung thư máu. Ở tuyến ức, các tế bào bạch cầu tập trung nhiều có thể gây chèn ép tĩnh mạch vận chuyển máu từ cánh tay đến tim. Dẫn đến sưng mặt và sưng cánh tay. Đầu, cánh tay, ngực có thể xuất hiện màu xanh đỏ.
Trẻ bị ung thư bạch cầu thường rất khó ăn uống, đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, đau miệng… một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cung cấp đầy đủ năng lượng và linh hoạt trong thay đổi thực hiện sẽ góp phần giúp bệnh nhân có thể chất tốt để vượt qua được những tác dụng phụ trong những đợt điều trị bệnh.
Bổ sung thực phẩm giàu protein: Protein có vai trò trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các mối nguy hại luôn rình rập xung quanh như các loại vi khuẩn, vi-rút, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu nên tích cực bổ dung các loại thực phẩm như: Đậu phụ, sữa đậu nành, thịt nạc, nội tạng động vật, trứng, cá…
Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt: Bệnh bạch cầu có biểu hiện chính là bị thiếu máu, chính vì vậy, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt sẽ rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Chất sắt có nhiều trong gan động vật (gan ngỗng, gan lợn rất tốt), lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, đậu đen…
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin: Các nghiên cứu y tế nước ngoài đã chỉ ra rằng titamin A, vitamin C, vitamin E, kẽm, vitamin D, B6, B12... hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm tác dụng phụ của các đợt điều trị bệnh. Các thực phẩm giàu vitamin như cam, xoài, đu đủ, cà chua, súp lơ xanh, cà rốt, bí đỏ, thịt gà,...
Nên hạn chế sử dụng đậu xanh, tỏi sống, hành tươi và một số gia vị khác như: Hạt tiêu, ớt… Những loại thực phẩm này sẽ cản trở quá trình điều trị bệnh, làm giảm khả năng hiệu quả của các loại thuốc.