Tại Tây Phi, dịch bệnh do virus Ebola gây ra vẫn tiếp tục diễn biến bất thường, khó kiểm soát và trở thành nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng quốc tế. Tại 4 quốc gia Tây Phi, tính đến ngày 4/8/2014 đã ghi nhận 1.711 trường hợp mắc, trong đó có 932 trường hợp tử vong. Nguy cơ dịch bệnh lây lan quốc tế là đặc biệt nghiêm trọng do độc lực cao của virus. Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế thế giới đã tổ chức cuộc họp với các quốc gia đang có dịch bệnh và Ủy ban về tình trạng khẩn cấp của WHO đã đưa ra tuyên bố về tình trạng khấn cấp.

tokhai_9814_jzjq.jpgTừ 15/8 tới sẽ áp dụng tờ khai y tế đối với với hành khách nhập cảnh từ vùng dịch. (Ảnh: VGP) 

Bộ Y tế Việt Nam cũng đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động Phòng chống dịch bệnh Ebola. Cụ thể, Bộ Y tế đã đưa ra 3 tình huống: 

Tình huống 1 - Khi chưa ghi nhận ca bệnh: Tập trung vào công tác phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng.

Tình huống 2 - Khi xuất hiện các ca bệnh xâm nhập: Khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch, điều trị tích cực hạn chế thấp nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng.

Tình huống 3 - Khi dịch lây lan trong cộng đồng:Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế thấp nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, để chủ động phòng ngừa dịch bệnh do virus Ebola xâm nhập, Bộ Y tế cũng yêu cầu lực lượng kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu phải tiến hành các biện pháp giám sát, kiểm dịch y tế nghiêm ngặt. Đặc biệt, bắt đầu từ ngày 15/8 tới, Bộ Y tế sẽ triển khai tờ khai y tế tại tất cả các cửa khẩu quốc tế.

Theo đó, đối tượng phải khai báo y tế là hành khách nhập cảnh đi trên các chuyến bay xuất phát từ vùng đang có dịch bệnh do virus Ebola, gồm: Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria.

Khi phát hiện hành khách khai báo y tế có triệu chứng sốt cao kéo dài, đau đầu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn, tiêu chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc thì nhân viên y tế phải yêu cầu hành khách vào khu vực cách ly để khám sàng lọc và báo cáo kịp thời theo quy định./.