Đó là nhận định của các chuyên gia y tế tại Hội nghị khoa học các bệnh về hô hấp do Hội Hô hấp Hà Nội và Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Bạch Mai) phối hợp tổ chức sáng 19/10.
Không chỉ cập nhật các phương pháp điều trị hiện đại từ hội nghị hô hấp Châu Âu vừa diễn ra, trao đổi kinh nghiệm điều trị những ca nhiễm trùng phổi nặng và kháng kháng sinh, các chuyên gia y tế của Việt Nam còn nêu rõ sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khíđang ở mức báo động, nhất là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
(Ảnh minh họa) |
“Đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các yếu tố nguy cơ vẫn là tiếp xúc với khói thuốc, khói bụi. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên trở lên sau một thời gian dài tiếp xúc với khói bụi. Tuy nhiên cũng có bệnh nhân trẻ tuổi với tiền sử tiếp xúc sớm với các yếu tố nguy cơ.”- PGS.TS Chu Thị Hạnh, Chủ tịch Hội hô hấp Hà Nội cho biết.
Cũng liên quan đến vấn đề này, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, 29% số ca tử vong do ung thư phổi liên quan tới ô nhiễm không khí và 43% số ca tử vong do bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính là do ô nhiễm không khí gây ra. Ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết, năm 2016, trên toàn cầu có khoảng 7 triệu người tử vong năm 2016 là do ô nhiễm không khí gây ra.
“Tại Việt Nam khoảng 60.000 tử vong trong năm 2016 do các bệnh đột quỵ, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí gây ra. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới gọi ô nhiễm không khí là kẻ giết người vô hình, thầm lặng.”- TS Kydong Park cho biết./.
Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội tìm giải pháp xử lý ô nhiễm không khí
Miền Bắc chuẩn bị đón mưa dông, ô nhiễm không khí sẽ giảm