tu_95_1_national_interest_kmfe.jpg
Chiếc oanh tạc cơ chiến lược này không có tính năng tàng hình. Ảnh: National Interest.
Tu-95 Bear khá ồn ào, đến mức các thiết bị nghe trên các tàu ngầm Mỹ đang lặn dưới biển vẫn nghe được tiếng Tu-95 Bear bay trên đầu. Ảnh: Aviationist.
Tu-95 cũng dễ bị nhận diện trên radar do hình dáng to kềnh càng của mình. Ảnh: YouTube.
Tuy nhiên những ưu điểm của nó không hề nhỏ. Ảnh: YouTube.
Phi cơ có thể mang lượng lớn bom và tên lửa, bay xa hàng ngàn dặm từ các căn cứ ở Nga. Ảnh: Aviationist.
Oanh tạc cơ này có thể lảng vảng ven không phận đối phương và tung ra các đòn hạt nhân với sức công phá hàng triệu tấn TNT. Ảnh: Aviationist.
Tu-95 dự kiến sẽ phục vụ trong quân đội Nga đến ít nhất năm 2040. Ảnh: Airforceworld.
Máy bay có 4 động cơ khá khác biệt. Mỗi động cơ gồm 2 cánh quạt quay theo hướng ngược nhau, giúp nó trở thành máy bay cánh quạt có tốc độ cao. Ảnh: Global Security.
Chiếc Tu-95 ban đầu được thiết kế để chở 2 trái bom hạt nhân tấn công lục địa Mỹ. Ảnh: Idaircraft.
Các phiên bản về sau mang thêm tên lửa hành trình. Ảnh: Swiata.
Phi cơ Bear của Nga cũng được dùng để trinh sát. Ảnh: Aircraft Wallpapers.
Một phiên bản chuyên biệt của Bear là chiếc Tu-142 chuyên để theo dõi hàng hải và săn tàu ngầm. Ảnh: Sergey Viggen.
Hơn 300 chiếc Tu-95 Bear đã được chế tạo. Ảnh: Airforceworld./.