Tu-160 được đưa vào vào phục vụ trong quân đội Liên Xô năm 1987. Nó là sản phẩm Liên Xô dùng để “cạnh tranh” với loại máy bay ném bom chiến lược XB-70 Valkyrie của Mỹ.

Tuy nhiên, khác với XB-70 Valkyrie (được sản xuất 2 chiếc, trong đó 1 chiếc tai nạn, 1 chiếc đã được đưa vào bảo tàng), Tu-160 được sản xuất với số lượng hơn 10 chiếc, và “thiên nga trắng” vẫn tung cánh trên bầu trời cho đến ngày nay.

Tu-160 sơn màu trắng, được cho là để chống lại các tia phóng xạ phát ra khi một vụ nổ hạt nhân xảy ra ở gần.

Tu-160 sử dụng 4 động cơ.

“Thiên nga trắng” có thể thay đổi hình dạng của cánh.

Là máy bay tầm xa, nên lượng nhiên liệu được nạp trên Tu-160 có khối lượng khổng lồ “130 tấn”.

Tuy nhiên, để kéo dài cự ly hoạt động, Tu-160 còn được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.

Tổ bay Tu-160 gồm 4 người. Trong ảnh: Tổng thống Nga Putin trong một lần tham quan buồng lái Tu-160.

Dẫu không phải là máy bay tàng hình, song “thiên nga trắng” được thiết kế để “che mắt” hiệu quả các loại radar của đối phương, bằng cách thu nhỏ tối đa diện tích gây ra sự phản hồi sóng radar.

Đội hình 3 “thiên nga trắng”.

“Thiên nga trắng” bay trên “cá sấu” Ka-52, một loại trực thăng hiện đại của không quân Nga.

Sở dĩ được giữ kỷ lục là máy bay chiến đấu lớn nhất là bởi Tu-160 có thông số “khủng”: Dài 54,1m; cao 13,1m; trọng lượng rỗng 110.000kg; trọng lượng cất cánh tối đa 275.000kg.

Tốc độ tối đa của Tu-160 đạt Mach 2,05; trần bay 15.000m.

Các loại vũ khí được chứa trong 2 khoang của Tu-160, với 20.000kg/khoang. Như vậy, nó có thể mang tới 40.000kg vũ khí.

Vũ khí được trang bị cho Tu-160 gồm tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân hoặc không hạt nhân, bom dẫn đường bằng laser.