Súng trường Kalashnikov, hay còn có tên gọi thông dụng hơn là AK-47 đã được đưa vào trang bị cho các đơn vị của quân đội Liên Xô năm 1949. Hiện nay, quân đội của khoảng 106 quốc gia được trang bị loại súng này. Dù được sản xuất đã gần 70 năm, song đến nay AK-47 vẫn là một trong những loại vũ khí bộ binh thông dụng nhất trên thế giới.
Tên lửa vác vai hồng ngoại đất đối không Verba được sản xuất hàng loạt, trang bị cho các lực lượng vũ trang Nga kể từ năm 2014, bao gồm bộ binh và lữ đoàn phòng không. Loại tên lửa này không chỉ bắn hạ được máy bay phản lực chiến đấu, trực thăng vũ trang, mà còn có thể tiêu diệt tên lửa hành trình và máy bay không người lái.

BMP-3, một trong những loại xe được trang bị nhiều vũ khí hạng nặng nhất trong số các xe xe chiến đấu bộ binh của Nga. Nó được trang bị pháo chính 100mm kết hợp với pháo đồng trục 30mm. Ngoài ra nó còn có súng máy 7,62mm.

vukhilucquan04_yshl.jpg

Xe bọc thép lội nước BTR-80 do Liên Xô thiết kế và đưa vào phục vụ năm 1986, tham chiến lần đầu tiên trong cuộc chiến giữa Liên Xô và Afghanistan. BTR-80 được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực và vận chuyển binh lính, được trang bị động cơ diesel và có lớp giáp bảo vệ nhằm tăng khả năng sống sót trước hỏa lực của đối phương.

Khrizantema (NATO gọi là AT-15 Springer) là siêu tên lửa chống tăng, được công bố vào tháng Bảy năm 1996. Nó được thiết kế để tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và được đánh giá là có khả năng đánh bại các các đơn vị thiết giáp hiện tại và tương lai.

Pháo phản lực nhiều nòng Smerch, được mệnh danh là “cơn lốc”, có nhiệm vụ tiêu diệt bộ binh, xe bọc thép, các mục tiêu tập trung, pháo binh, trung tâm chỉ huy, kho đạn dược bằng các loạt đạn rocket. Nó được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đầu năm 1980 và đưa vào hoạt động năm 1989.

T-80U là xe tăng chiến đấu chủ lực của “gia đình” T-80, được biết đến là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới có trang bị một động cơ tuốc bin khí. Xe tăng T-80U có pháo nòng trơn 125mm, tổ hợp súng máy và súng phòng không, tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển.

Xe tăng T-72B3 được trang bị hệ thống máy tính, vừa giảm thời gian tính toán, vừa cải thiện độ chính xác của pháo 125mm. Ngoài ra, loại xe này còn được tích hợp thiết bị quan sát ảnh nhiệt nên có khả năng tác chiến cả ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

Xe tăng T-90 đang khai hỏa. Đây là loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba của Nga, được hiện đại hóa từ T-72B, có sự kết hợp nhiều tính năng của T-80U.

T-14 Armata là xe tăng chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga, sử dụng giáp khối hỗn hợp để bảo vệ thân xe gồm giáp phản ứng nổ, giáp lồng. Kíp lái của T-14 Armata được bảo vệ trong một khoang bọc thép kín. Hiện nguyên mẫu T-14 Armata chỉ mang pháo chính cỡ nòng 125mm. Tuy nhiên trong tương lai gần, nó được trang bị pháo chính cỡ nòng 152mm và trở thành xe tăng có hỏa lực mạnh nhất thế giới. T-14 Armata được kiểm soát hoạt động hoàn toàn số hóa.

Iskander-M là tên lửa chiến thuật, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở sâu bên trong nội địa của đối phương, nhờ tầm bắn lên đến 500km. Tổ hợp Iskander-M gồm bệ phóng, xe nạp đạn tên lửa, xe chỉ huy, xe bảo dưỡng kỹ thuật, xe xử lý dữ liệu...

Xe lựu pháo tự hành Msta-S 152mm được đưa vào phục vụ năm 1989. Thân xe dựa trên mẫu thiết kế của xe tăng T-80.

Tên lửa đất đối không Pantsir-S1, được ứng dụng công nghệ mới nhất trong sản xuất tên lửa phòng không. Nó sử dụng radar nhằm phát hiện và theo dõi mục tiêu; phục vụ các nhiệm vụ chính là tiêu diệt máy bay và pháo binh của đối phương.

Buk-M2 là tên lửa tầm trung, được trang bị đạn có tầm bắn 3-50km, tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 10m tới 25km và có thể đối phó 24 mục tiêu cùng lúc.

Tổ hợp tên lửa S-300 đầu tiên được triển khai trong năm 1979. Nó được thiết kế để bảo vệ các khu công nghiệp, trung tâm hành chính, các căn cứ quân sự, kiểm soát không phận, chống lại đòn tập kích đường không của đối phương. Hiện S-300 được Nga trang bị cho cả lục quân, phòng không quốc gia và hải quân, với các phiên bản khác nhau.