Mig-1 là “con cả” của “họ hàng” nhà Mig, được Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Có đến 100 chiếc Mig-1 được sản xuất năm 1940.
Mig-3 được phát triển từ Mig-1, cũng được sử dụng trong Thế chiến II.
Là một trong những máy bay chiến đấu phản lực cánh xuôi đầu tiên, Mig-15 tạo ra danh tiếng trong chiến tranh Triều Tiên. Khi đó, bất cứ ở đâu, nó đều loại máy bay đối phương ra khỏi vòng chiến đấu trong hầu hết các ứng dụng.

Mig-15 được coi là một trong những máy bay phản lực được sản xuất rộng rãi nhất. Nếu tính cả sản xuất ở nước ngoài, tổng số Mig-15 được sản xuất lên tới 18.000 chiếc.

Mig-17 được thiết kế dựa trên Mig-15, sản xuất năm 1951. Tốc độ tối đa của Mig-17 cao hơn Mig-15 chừng 40–50 km/h và tính năng cơ động tốt hơn ở độ cao lớn. Đây là chiếc Mig-17 được Không quân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ, hiện được trưng bày tại Bảo tàng PK-KQ.

Mig-19 được phát triển vào đầu những năm 1950, trở thành máy bay chiến đấu siêu thanh (tốc độ vượt âm thanh) đầu tiên của Mig.

Mig-21 là máy bay chiến đấu đa chức năng, được phát triển vào giữa những năm 1950. Khoảng 60 quốc gia trên bốn châu lục đã sử dụng MiG-21, và nó vẫn còn phục vụ nhiều quốc gia.

Chiếc Mig-21 này đã được các phi công của Không quân nhân dân Việt Nam sử dụng, bắn rơi 14 máy bay Mỹ, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Có thể biến hình, máy bay tiêm kích Mig-23 được coi là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba của Liên Xô. Sản xuất bắt đầu vào năm 1970, có tới 5.000 chiếc Mig-23 đã “ra lò”.

mig23_1_ucah.jpg

Biến thể tấn công mặt đất, hay còn gọi là cường kích cơ Mig-23 cũng đã được sản xuất.

Mig-25 là máy bay đánh chặn siêu thanh, có khả năng trinh sát, được đưa vào phục vụ năm 1970. Nó là một trong những máy bay quân sự bay cao nhất.

Dựa trên Mig-23, Mig-27 được thiết kế tối ưu cho nhiệm vụ không đối đất. Nó được sản xuất trong những năm 1970-1986 và tiếp tục phục vụ trong quân đội Liên Xô cho đến năm 1991.
Mig-29 là máy bay tiêm kích 2 động cơ, đưa vào phục vụ trong Không quân Xô Viết năm 1983. Đây cũng là một trong những loại Mig được xuất khẩu phổ biến.  Có hơn 30 quốc gia đã và đang sử dụng nó.

Là máy bay đánh chặn siêu âm, Mig-31 được coi là một trong những máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới, bắt đầu sản xuất từ năm 1979.

Với tốc độ tối đa 3.000 km/h, có thể vươn cao tới 20km, một nhóm 4 chiếc Mig-31 có thể kiểm soát một khu vực không gian với tổng chiều dài lên tới 800-900km.

Mig-35 được phân loại là máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++, có tốc độ tối đa là 2.400 km/h.