Trạm vũ trụ Almaz; Nguồn: spacelegalissues.com

Dự án tuyệt mật

Khoảng giữa thập niên 1960, chính phủ Liên Xô được báo cáo về sự tồn tại của dự án Phòng thí nghiệm Quỹ đạo có người (Manned Orbiting Laboratory) của Mỹ, không chỉ tiến hành trinh sát điện tử mà còn điều khiển các thiết bị quân sự trực tiếp từ quỹ đạo. Đương nhiên, Liên Xô không thể thờ ơ, tại OKB-52 (nay là Văn phòng thiết kế Tochmash), trạm chiến đấu “tuyệt mật” Almaz nhằm giám sát toàn cầu vì lợi ích của Liên Xô bắt đầu được thiết kế. Để tự vệ, Almaz đã được trang bị tên lửa và một khẩu pháo tự động dựa trên thiết kế súng NR-23 của Nudelman-Richter, mang mật danh “Lá chắn-1” (Щит-1) - khẩu đầu tiên và duy nhất thuộc loại này.

Theo thông tin mở, vũ khí cho trạm vũ trụ đã được phát triển vào đầu những năm 1970 và được thử nghiệm vào năm 1974-75, tuy nhiên, trong một thời gian dài, các dự án Almaz và Lá chắn-1 vẫn được giữ bí mật. Sau đó, vào những năm 1990, thêm nhiều thông tin xuất hiện, nhưng cũng chỉ cho phép hình dung một bức tranh chung nhất. Đến nay, thông tin mới và cả mẫu pháo cũng được tiết lộ. Tuy dữ liệu vẫn chưa đầy đủ và đôi khi mâu thuẫn nhau, nhưng những gì có được cho phép hiểu được mục tiêu, tiến trình và kết quả của dự án.

Pháo vũ trụ Lá chắn-1; Nguồn: topwar.ru

Vào thời điểm đó, tàu vũ trụ quân sự mới đang được thiết kế và luôn phải dè chừng kẻ thù tiềm năng, vì chúng có thể vô hiệu hóa hoặc làm hỏng các vệ tinh hay trạm quỹ đạo của Liên Xô. Để chống lại mối đe dọa đó, ý tưởng trang bị súng tự động cỡ nòng nhỏ, và về sau, một hệ thống tên lửa tự vệ cho cho con tàu đã được đề xuất.

Việc phát triển Lá chắn-1 được thực hiện tại OKB-16 dưới sự chỉ đạo của A.E. Nudelman với mục đích tạo ra một khẩu pháo đặc biệt phù hợp để sử dụng trên tàu vũ trụ. Tầm bắn ước tính chống lại các mục tiêu quỹ đạo là hơn 3.000m, súng bắn 950 phát/phút, đầu đạn nặng 200g bay với tốc độ 690 m/s; việc bắn súng được thực hiện bởi một phần mềm điều khiển.

Thông tin thiếu và mâu thuẫn

Trong một thời gian dài, người ta chỉ được biết khẩu súng cho tàu vũ trụ có cỡ nòng 23mm và dựa trên một trong những mẫu súng hiện có. Điều này có nghĩa là trong phần của Lá chắn-1, các sản phẩm của hai nhà thiết kế Nudelman và Richter NR-23 hoặc R-23 được phát triển tại OKB-16 có thể được sử dụng. Tháng 10/2015, kênh truyền hình Zvezda đã có một món quà tuyệt vời dành cho những người yêu thích công nghệ vũ trụ và pháo binh.

Trong chương trình Thanh sát quân sự, lần đầu tiên người ta trưng bày một mô hình thử nghiệm (hoặc nguyên mẫu) pháo cho tàu vũ trụ Almaz cùng một số chi tiết về thiết kế. Tuy nhiên, sự bất ngờ từ chương trình Thanh sát quân sự đã đã không được như mong đợi khi trả lời một số câu hỏi, nhưng gợi ra những thắc mắc mới. Thông tin về tên, mẫu đạn, thiết kế, … không khớp với dữ liệu đã biết về vũ khí trong nước, trong khi thông tin có sẵn về chủ đề này đã được bổ sung nghiêm túc.

Băng đạn của Lá chắn-1; Nguồn: topwar.ru

Trong chương trình truyền hình, pháo vũ trụ được cho là R-23M "Kartech". Tuy nhiên, theo tài liệu về vũ khí mang tên này, đó một phiên bản của súng máy bay R-23 bắn đạn đặc biệt với các phần tử sát thương là các viên bi. Các tính năng của pháo vũ trụ này cũng gây tò mò. Trong chương trình truyền hình, người ta tuyên bố rằng pháo có cỡ nòng 14,5mm và có tốc độ bắn 5000 phát/phút. Tất cả điều này hoàn toàn không khớp với số liệu của R-23, nếu nó không được hiện đại hóa sâu.

Người ta đã cho rằng, súng không gian sử dụng một loại đạn đặc biệt-viên đạn lõm hoàn toàn, giống loại đạn 23x260mm của R-23. Tuy nhiên, các viên đạn được thấy nhỏ hơn đáng kể so với đạn 23mm. Ở đây, chúng rõ ràng được dành cho khẩu súng được trưng bày. Mô tả sản phẩm trong chương trình truyền hình gây ra những nghi ngờ, nhưng việc trình diễn sản phẩm là thực sự rất đáng khen ngợi và được đánh giá cao. Trước khi xuất hiện trong chương trình Thanh sát quân sự, hình hài vũ khí không gian vẫn chưa được trưng bày.

May mắn thay, sản phẩm Lá chắn-1 được đề xuất trưng bày ở trạng thái lắp ghép hoàn chỉnh và tháo rời một phần, cho phép đánh giá tốt hơn về nó. Đó là một khẩu súng tự động, có khung để lắp đặt và bộ gá để đỡ băng đạn. Khung pháo ở phía dưới, và trên pháo là một hộp có hình dạng phức tạp chứa băng đạn. Ở phía bên trái súng có đường dẫn cứng hình bán nguyệt để giữ băng đạn. Bên phải là một đường ống để đẩy vỏ đạn về phía trước.

Rõ ràng, pháo vũ trụ bảo tàng thực sự có cỡ nòng 14,5mm, về bản chất, nó là một khẩu súng máy cỡ nòng lớn được chế tạo trên cơ sở súng R-23. Các giải pháp thiết kế chính đã được lưu, nhưng sản phẩm được thu nhỏ xuống cỡ 14,5mm - đồng thời họ đã tạo ra đạn vũ trụ tương tự như 23x260mm hiện có. Mẫu súng tương tự thực sự có thể có tốc độ bắn 5.000 phát/phút.

Thử nghiệm

Nguyên mẫu duy nhất của cỗ pháo này được gắn trên trạm Almaz-2 (còn được gọi là Salyut-3). Trạm này được phóng vào ngày 26/6/1974. Theo dữ liệu đã biết, tổ hợp Lá chắn-1 được gắn cố định trên tàu vũ trụ. Hướng vũ khí về phía mục tiêu được thực hiện bằng cách quay toàn bộ con tàu. Việc xạ kích được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị điều khiển từ xa từ vị trí trung tâm của tàu vũ trụ.

Đạn có cấu tạo đặc biệt của Lá chắn-1; Nguồn: topwar.ru

Vài ngày sau, tàu vũ trụ Soyuz cùng phi hành đoàn gồm Popovich và Artyukhina ghép với Almaz-2. Vì nhiều lý do, súng đã không được phi hành đoàn thử nghiệm. Việc bắn súng chỉ được thực hiện vào ngày 25/1/1975 - ngay trước khi trạm Salyut-3 rời quỹ đạo. Ngay sau khi phanh, theo lệnh từ Trái đất, một vài phát súng đã được bắn. Các thử nghiệm đã thành công, đạn pháo bắn vào bầu khí quyển và bị đốt cháy ngay. Trong vài phút tiếp theo, nguyên mẫu pháo cũng bị đốt cháy trong lớp khí quyển dày đặc cùng với tàu vũ trụ.

Không gian phi vũ khí

Các thử nghiệm Lá chắn-1 trên vừa là đầu tiên và cũng là cuối cùng, dự án không được tiếp tục phát triển. Sau đó, trạm vũ trụ quân sự tiên tiến hơn Almaz-3 (Salyut-5) được trang bị tên lửa không gian, có tầm bắn hơn 100km, lớn hơn nhiều so với 3km của pháo không gian, của cùng một phòng thiết kế, do A.E. Nudelman. Nhưng về sau, toàn bộ chương trình quân sự có người lái đã bị loại bỏ và vũ khí cho tàu vũ trụ cũng bị từ bỏ.

Các trạm Almaz vẫn được sử dụng cho mục đích hòa bình - đầu tiên được chuyển đổi thành trạm Mir, sau đó là Trạm vũ trụ quốc tế. Lá chắn-1/R-23M/Kartech đã và vẫn sẽ là pháo vũ trụ duy nhất. Đến nay, không có vũ khí trên quỹ đạo, ngay cả súng lục cũng bị loại khỏi vũ khí phòng thân của các phi hành gia.

Gần 45 năm trôi qua kể từ lần thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng của pháo vũ trụ. Cho đến hiện tại, lịch sử chi tiết và chính xác của dự án Lá chắn-1 chưa đầy đủ. Hy vọng trong tương lai, ngành công nghiệp vũ trụ, tên lửa và pháo binh Nga sẽ tiết lộ về một trong những dự án đáng chú ý nhất và trả lời các câu hỏi còn lại. Dù rất thú vị và quan trọng đối với lịch sử, Lá chắn-1 và các dự án táo bạo khác vẫn đang bị lãng quên./.