tang_chu_luc_mien_nam_vov_1__tsuf.jpg
Dàn xe tăng quân đội ta từ thời kháng chiến chống Mỹ, được bảo quản tại Bảo tàng Tăng-Thiết giáp.
Xe tăng T-54 số hiệu 960, thuộc đại đội 10, tiểu đoàn 20, đoàn M26 thiết giáp miền Đông Nam Bộ.
Xe 960 lập thành tích xuất sắc trong các trận Lộc Ninh (1972), Núi Gió, Bù Bông, Kiến Đức (1973), Bình Long, Phước Long, chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).
Mặt trước xe T-54 có 1 đèn thường (màu trắng) và 1 đèn hồng ngoại bên cạnh để hỗ trợ nhìn đêm.
Phía trên chỗ lái xe ngồi (bên trái) là 2 kính tiềm vọng.
Dòng xe T-54/55 (do Liên Xô thiết kế) là dòng xe tăng được sản xuất nhiều nhất thế giới.
Chiến xa T-54 kết hợp hài hòa giữa giáp dày, độ linh hoạt và hỏa lực. Xe còn có ưu điểm nhỏ và nhẹ hơn so với nhiều đối thủ phương Tây cùng thời.
Hiện nay dòng T-54/55 (có nâng cấp) vẫn là tăng chiến chủ lực của quân đội nhiều nước trên thế giới.
Chiếc T-34 số hiệu 114 này là xe tăng đầu tiên do Liên Xô viện trợ chạm đất Việt Nam vào ngày 13/7/1960. Đây cũng là loại xe chủ công của Hồng quân trong Thế chiến 2 và là tiền thân của T-54.
Xe T-34 – loại xe tăng được sản xuất nhiều thứ nhì thế giới – đã tham gia chiến dịch Đường 9-Nam Lào (1971) và cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972.

Hình tượng “5 anh em” trên một chiếc xe tăng T-34-85, gồm (từ dưới lên, từ phải sang trái): Lái xe, điện đài viên (kiêm xạ thủ súng máy), pháo thủ, nạp đạn viên, và trưởng xe.
Xe tăng số hiệu 980 này là xe T-54B (phiên bản cải tiến của T-54). Chiếc 980 thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 3, trung đoàn 273.
Xe 980 đã bắn sập cổng sư đoàn 23 ngụy (“Việt Nam Cộng hòa”) trong trận giải phóng Buôn Mê Thuột ngày 11/3/1975.
Chiếc tăng T-59, số hiệu 995, thuộc đại đội 1, tiểu đoàn 1, trung đoàn 203.
Xe 995 của ta đã bắn cháy 2 xe tăng địch trong trận chiến bảo vệ cảng Cửa Việt từ ngày 26-31/1/1973.
T-59 (xe tăng kiểu 59) là một bản sao của xe tăng T-54A./.