chien_dau_co_1_oebb.jpg
Supermarine Spitfire không chỉ là một máy bay tiêm kích. Nó còn là biểu tượng của ý chí dân tộc Anh trong cuộc đối đầu nghẹt thở với không quân Đức Quốc xã năm 1940.
Chiến đấu cơ McDonnell Douglas F-15 Eagle từng là một tiêm kích sừng sỏ nhất nhì vào đầu thập niên 1970, giúp Mỹ giành thế thượng phong trên bầu trời trong nhiều thập kỷ.
Trong Thế chiến 2, Messerschmitt Me 262 của phát xít Đức từng là nỗi khiếp đảm của nhiều phi công phe Đồng minh. Tiêm kích này được trang bị tới 4 pháo và có khả năng ném bom.
Chiếc phi cơ trinh sát Lockheed SR-71 có tốc độ lớn, năng lực bay cao và khả năng tàng hình rất tốt trước radar. Phương Tây dùng máy bay này để đối đầu với Liên Xô.
Máy bay vận tải Douglas C-47 dùng để chở hàng và thả lính dù.
Lockheed U-2 là một phi cơ thu thập tình báo khác nữa của phương Tây. Máy bay hoạt động nhiều năm cho đến khi bị bắn hạ trên lãnh thổ Liên Xô vào năm 1960.
Lockheed P-38 Lightning là một chiến đấu cơ cổ dễ nhận diện nhất. Phi công có 4 súng máy, 1 pháo 20mm gắn trên mũi máy bay.
Siêu pháo đài bay B-52, ra đời vào thập niên 1950. Máy bay này khét tiếng với các màn rải thảm bom tàn độc. Nhưng tại Việt Nam, B-52 đã phải hứng nhiều đòn trời giáng.
Liên Xô chế tạo 42.330 máy bay cường kích Ilyushin IL-2 trong Thế chiến 2. Lãnh tụ Liên Xô Stalin từng tuyên bố như thế này: “Các máy bay đó quan trọng đối với Hồng quân như không khí và bánh mì”.
Máy bay tiêm kích 3 tầng cánh kinh điển Fokker Tri-Plane DR1 của phi công Đức huyền thoại hạng “ace” Manfred von Richthofen trong Thế chiến 1./.