Thực tế này có lẽ là lý do tại sao Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky yêu cầu phương Tây hỗ trợ hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) ngay từ những ngày đầu cuộc chiến. Có nhiều lý do cho việc tại sao các hệ thống này có vai trò cần thiết và quan trọng trong chiến đấu, nhưng ông Zelensky có lẽ nghĩ rằng cần phải phá hủy các bệ phóng tên lửa Nga sử dụng để tấn công Ukraine.

Nếu các bệ phóng tên lửa Nga không thể bị phá hủy từ trên không, các vũ khí phóng từ mặt đất với tầm bắn có thể nhắm vào các bệ phóng này có vai trò vô cùng quan trọng. Trong khi từ trước chiến tranh, Ukraine đã có các hệ thống pháo và nhận được nhiều vũ khí hơn từ phương Tây trong những tháng gần đây thì các lực lượng Ukraine vẫn cần có các vũ khí tầm xa để vô hiệu hóa các bệ phóng tên lửa của Nga.

Hiện nay, MLRS và hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) đã được cung cấp cho Ukraine. Với những hệ thống này, Ukraine đang nhắm vào các mục tiêu có ý nghĩa quan trọng với Nga về mặt chiến thuật và dĩ nhiên trong đó có các bệ phóng tên lửa của Nga. Nhiều hệ thống MLRS và GMLRS có tầm bắn gấp đôi các hệ thống truyền thống, cho phép các lực lượng Ukraine tấn công vào những mục tiêu quan trọng của Nga từ khoảng cách an toàn.

Ngoài ra, Ukraine cũng được hưởng lợi từ hệ thống giám sát của NATO cũng như các thông tin trinh sát và tình báo. Trong khi Ukraine biết được vị trí đặt các bệ phóng tên lửa của Nga thì nước này không thể tấn công chúng nếu không có vũ khí tầm xa.

Ukraine đang yêu cầu phương Tây cung cấp Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS) có tầm bắn khoảng 300 km. Dù vậy, Washington đã từ chối yêu cầu này. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách chính sách Colin Kahl cho biết: "Chúng tôi không muốn thực hiện những động thái khiến xung đột lan rộng", đồng thời nhận định, Mỹ không muốn những hệ thống vũ khí này được sử dụng để tấn công vào lãnh thổ Nga.

"Chúng tôi đã cung cấp cho họ hàng trăm hệ thống dẫn đường chính xác và Ukraine đang sử dụng chúng với hiệu quả ấn tượng trên chiến trường. Theo đánh giá của chúng tôi, những vũ khí phù hợp nhất trong cuộc xung đột hiện nay là GMLRS (với tầm bắn khoảng 80 km). Chúng tôi ưu tiên cung cấp GMLRS mà Ukraine cần, không chỉ có vai trò phòng thủ ở phía Đông mà còn có thể tạo ra một số thành quả quân sự tại những nơi khác"./.