Sau khi dính đạn cao xạ từ tàu chiến Mỹ, chiếc phi cơ Nhật Bản bốc cháy dữ dội, tạo ra một vệt khói lửa sau đuôi trong lúc rơi xuống biển.
Chiếc oanh tạc cơ Nhật bị bắn cháy vào ngày 18/3/1945 trong Thế chiến 2. (Click vào ảnh để xem cỡ lớn hơn). |
Lúc đó phi công Nhật có thể đã tử vong. Trong những tình huống này, việc ngất xỉu hoặc chết tức thời có thể là một chút ân huệ cho anh ta so với việc bị thiêu sống hay chết đuối sau đó.
Hồi ký của tổ lái trên một chiếc oanh tạc cơ của Anh tham gia Thế chiến 2 có viết rằng nếu họ còn sống sau khi rơi máy bay nhưng lại bị kẹt trong xác máy bay đang cháy thì họ được hướng dẫn cắm mặt vào lửa và hít.. lửa. Mục đích của việc này là cho phổi của họ bị nung nóng khiến họ ngất đi và có được một cái chết nhẹ nhàng và bớt đau đớn so với bị thiêu sống.
Chiếc oanh tạc cơ trong ảnh áp dụng chiến thuật bổ nhào để tăng độ chính xác trong trút bom. Bổ nhào cũng giúp nó hạn chế bị tấn công bởi đạn cao xạ hạng nặng và bởi các máy bay tiêm kích đối phương. Nhưng máy bay bổ nhào lại dễ bị bắn hạ bằng súng cao xạ hạng nhẹ. Ngày nay công nghệ quân sự mới cho phép phi cơ ném bom chính xác hơn mà không phải áp dụng nhiều đến chiêu thức bổ nhào./.