0_dieu_binh_moscow_8__thrm.jpg
Hình ảnh Liên bang Nga ngày nay tái hiện một cuộc diễu binh lịch sử trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow. Ảnh: Sputnik. Sau đây là những điều ít biết về các lễ duyệt binh:
1. Chiến sĩ Xô viết không muốn sờ trực tiếp vào cờ Đức Quốc xã trong màn ném cờ phát xít vào cuối cuộc diễu binh đầu tiên trên Quảng trường Đỏ vào ngày 24/6/1945 do họ không muốn tay mình bị “vấy bẩn”. Họ đã đi găng tay khi làm vậy. Ảnh: Sputnik.
2. Nguyên soái Joseph Stalin có ý định cưỡi ngựa trong lễ duyệt binh 1945 nhưng ông bị ngã ngựa và đau lưng trong cuộc tập dượt nên ông đã bỏ ý tưởng đó. Ảnh: Getty.
3. Trong cuộc duyệt binh lịch sử năm 1945, những chú chó nghiệp vụ chuyên đánh hơi thuốc nổ cũng tham gia. Chú chó trong ảnh này đánh hơi được 7.000 quả mìn và 150 quả bom, đạn. Ảnh: TASS.
4. Thời Liên Xô, diễu binh mừng ngày Chiến thắng Phát xít (9/5) chỉ được tổ chức có 4 lần: vào các năm 1945, 1965, 1985 và 1990. Sau năm 1995, Nga mới quyết định tổ chức diễu binh 9/5 một cách đều đặn. Ảnh: Sputnik.
5. Quân đội nước ngoài có tham gia diễu binh 9/5 trên Quảng trường Đỏ. Lần thứ nhất là vào năm 1945, với sự tham gia của Quân đội Nhân dân Ba Lan. Ảnh: Sputnik.
5b. Hai lần tiếp theo (thời hậu Xô viết) mà các đơn vị quân sự nước ngoài tham gia diễu binh trên Hồng trường là vào năm 2010 và 2015. Ảnh: TASS.
6. Các mẫu tên lửa Liên Xô xuất hiện trong cuộc diễu binh 9/5 trên Quảng trường Đỏ (Nga) vào năm 1965. Tuy nhiên, dự án chế tạo các tên lửa này đã không bao giờ hoàn thành. Ảnh: Sputnik.
7. Cựu binh sĩ Đức Quốc xã có mặt tại một cuộc diễu binh 9/5 ở Nga vào năm 2005. Thủ tướng Đức Gerhard Schroder đã đưa một nhóm cựu chiến binh phát xít Đức tới đây. Họ đã gặp Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Getty.
8. Lần đầu tiên các robot sẽ tham gia cuộc duyệt binh mừng Chiến thắng 2018. Đó là robot công binh Uranus-6 và robot chiến binh Uranus-9. Ảnh: Sputnik.