Quốc hội đang thảo luận về Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi). Dự thảo lần này quy định rõ người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai buộc tội chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Chủ đề này đang gây tranh cãi và nhận được nhiều ý kiến khác nhau.
quyen_im_lang_iytg.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Chiến nói về quy định quyền im lặng trong Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự

Không ít ý kiến nhận định quyền im lặng không chỉ bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, của người tiến hành tố tụng góp phần giảm oan sai, tránh bức cung, dùng nhục hình. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng không nên công nhận quyền này vì gây cản trở hoạt động tố tụng, không phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Đâu là cơ sở lý luận, thực tiễn khách quan của vấn đề này? Phóng viên VOV đã trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội trong chương trình "Theo dòng thời sự" phát sóng trên Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1 của Đài TNVN./.

Mời quý vị nghe nội dung chi tiết dưới đây: