Theo Reuters, hãng cảnh báo rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ làm gia tăng một số rủi ro từ gián đoạn các bộ phận và nguồn cung cấp năng lượng cho đến các cuộc tấn công mạng. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn bởi "khả năng bị tịch thu tài sản của các công ty con của Nga".

Các bình luận mà Mercedes đưa ra tuân theo đề xuất đe dọa bởi một thành viên cấp cao của Nước Nga Thống nhất, đảng cầm quyền của đất nước, về việc quốc hữu hóa các nhà máy sản xuất của “các công ty tuyên bố rút lui và đóng cửa sản xuất ở Nga” trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Mặc dù Mercedes không phải là nhà sản xuất nước Đức duy nhất tạm dừng sản xuất tại các nhà máy mà hãng vận hành ở Nga, nhưng nhà máy của hãng ở Esipovo (gần Moscow) đã được khai trương vào năm 2019 và là nhà máy đầu tiên do một nhà sản xuất nước ngoài vận hành, mở cửa trong nhiều năm. Nhà sản xuất ô tô cho biết, các cơ sở Nga của họ có khoản nợ ngân hàng khoảng 1,09 tỷ USD (tương đương 25.000 tỷ đồng) mà họ đã phát hành một khoản bảo lãnh toàn cầu.

Tỷ phú Nga kiêm Chủ tịch tập đoàn kim loại khổng lồ Norilsk Nickel - Vladimir Potanin đã cảnh báo Điện Kremlin về việc quốc hữu hóa tài sản của các công ty phương Tây có thể khiến đất nước đi chậm lại hơn 100 năm.

Nga cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng bao gồm cả ô tô

Tuần qua, Nga đã quyết định cấm xuất khẩu một số sản phẩm (bao gồm cả phương tiện giao thông) sang một số các quốc gia. Động thái này nhanh chóng khiến các công ty nắm giữ Stellantis và Hyundai phải tạm ngừng hoạt động tại quốc gia này cho đến khi có thông báo mới.

Trong khi đó, Lada - thương hiệu phổ biến nhất của Nga (thuộc sở hữu của AvtoVAZ, do Renault của Pháp sở hữu) đã bị buộc phải tạm dừng sản xuất mặc dù quyết định đó được đưa ra do các vấn đề về dây truyền cung ứng xuất phát từ lệnh trừng phạt của nước ngoài./.