Aston Martin ra đời năm 1913, trong suốt nhiều thập kỷ lịch sử, tuy là một trong những nhà sản xuất ô tô thể thao hạng sang hàng đầu thế giới, Aston Martin cũng đã phải trải qua rất nhiều sóng gió. Trước đó, việc Mercedes-Benz mua cổ phần và công ty cổ phần tư nhân Yew Tree của Lawrence trở thành nhà đầu tư chủ chốt đã giúp Aston Martin vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, mới đây, thương hiệu ô tô Anh Quốc một lần nữa lại đứng trước nguy cơ phá sản vì cổ phần của Mercedes đã giảm từ 11,7% xuống còn 7,9% và cổ đông lớn nhất nắm giữ 18,3%. Đúng lúc này, một gương mặt mới từ Saudi Arabia đã xuất hiện, đưa ra gói cứu trợ cần thiết cho Aston Martin. 

Quỹ đầu tư công của Saudi Arabia (PIF) đã tham gia đầu tư cùng nguồn tài trợ đến từ Mercedes và Yew Tree trong một thỏa thuận trị giá 744 triệu USD (khoảng 653 triệu bảng Anh). Động thái này là một điểm sáng trong bối cảnh mà Aston Martin có hàng loạt những khó khăn. 

Chủ tịch điều hành Aston Martin, Lawrence Stroll chia sẻ với Autocar: “Thông báo được đưa ra hôm nay đã đánh dấu thành công mới nhất trong quá trình phát triển của Aston Martin, hoạt động kinh doanh được hồi phục cùng những yếu tố được thừa hưởng đã thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng dài hạn của chúng tôi. Kể từ khi tôi trở thành Chủ tịch điều hành vào năm 2020, hãng xe đã đạt được những bước tiến đáng kể"

Tỷ phú người Canada ông Lawrence Stroll là một nhà đầu tư lớn trong khi con trai của ông là tay đua Lance Stroll đang thi đấu cho đội Aston Martin. Điều này đã khiến họ có mối liên hệ cực kỳ chặt chẽ với công ty. Thành công của Stroll trong kinh doanh có thể mang đến chỗ dựa vững chắc cho thương hiệu đã có đến bảy lần phá sản kể từ khi thành lập. Mặc dù Aston Martin là cha đẻ của những chiếc xe đua đáng kinh ngạc như Victor, V12 Valkyria hay chiếc Valhalla sắp ra mắt, nhưng thực tế điều cần để đẩy mạnh doanh số lại là những sản phẩm ít đặc thù hơn như DBX hay Vantage. 

Aston Martin có kế hoạch sử dụng khoản đầu tư của Saudi Arabia cùng hai khoản bơm tiền mặt khác cho các chi tiêu quan trọng trong lĩnh vực công nghệ xe điện và cân đối sổ sách. Thương hiệu đã lên kế hoạch điện khí hóa hoàn toàn vào năm 2030 nhưng với khoản nợ hơn 1,1 tỷ USD trên vai, tương lai điện đó dường như vô cùng xa vời. Chính vì thế, việc bơm tiền mặt và quyền chọn mua cổ phiếu PIF của Saudi Arabia nắm giữ 16,7% cổ phần thực sự mang lại ý nghĩa to lớn. 

Điều đáng ngạc nhiên là các cổ đông của Aston Martin đã từ chối một thỏa thuận lớn hơn được dẫn đầu bởi Atlas Consortium, một công ty sở hữu nhà sản xuất ô tô Geely của Trung Quốc. Tập đoàn này cũng nắm giữ thương hiệu Morgan của Anh nhưng Aston Martin đã từ chối lời đề nghị trị giá hơn 1,5 tỷ USD.

Bên cạnh đó, có vẻ như sẽ không có biện pháp cắt giảm chi phí nào được công bố và đội F1 đông đảo sẽ tiếp tục hoạt động nhờ sự hậu thuẫn nhiệt tình của Stroll./.