Ý tưởng về trường mầm non song ngữ được hình thành từ năm 2009 đến năm 2011. Khi đó Hội Hữu nghị Việt Nam (VFA) đã nhóm họp các gia đình gốc Việt ở Seattle lại với nhau để xác định xem mối quan tâm lớn nhất trong cộng đồng người Việt ở đây là gì.
Ông James Hong, giám đốc điều hành của VFA nhớ lại, hầu hết các gia đình người Việt đều lo ngại rằng ngôn ngữ và văn hóa Việt sẽ mờ nhạt dần đi trong thế hệ con cháu của họ.
Hầu hết các gia đình người Việt đều lo ngại rằng ngôn ngữ và văn hóa Việt sẽ mờ nhạt dần đi trong thế hệ con cháu của họ. Ảnh: Seattle Globalist . |
Để thực hiện điều này, VFA đã hợp tác với tổ chức Sound Chils Care Solutions (Các giải pháp chăm sóc trẻ em) và Artspace tiến hành thành lập trường mầm non song ngữ đầu tiên dành cho người gốc Việt ở Seattle.
Ngày hôm nay, con trai của ông Vu Le, bé Viet (hơn 2 tuổi) có mặt trong trường mầm non Hoa Mai ở gần ga tàu điện Mt. Sound Transit Baker và được học một chương trình hoàn toàn khác với những bé cùng tuổi- chương trình song ngữ Việt- Anh.
Bên trong lớp học song ngữ
Lớp học của bé Viet, một trong 3 lớp ở trường Hoa Mai (mở cửa từ ngày 14/12/2015), được trang trí bằng những chiếc đèn lồng đầy màu sắc.
Một giá sách nằm cạnh cửa sổ lớp học của Viet chất đầy những quyển truyện bằng cả 2 ngôn ngữ: có quyển truyện được viết bằng tiếng Anh như “Bộ quần áo mới của hoàng đế”, cũng có quyển truyện được viết bằng tiếng Việt như “Nấm con dũng cảm”.
Viet (trái), 2 tuổi, trong giờ ăn cùng bạn. Ảnh: Seattle Globalist. |
Tất cả những chi tiết này đều được sắp đặt có chủ ý trong chương trình giáo dục của trường mẫu giáo Hoa Mai. Nguyên lý cốt lõi trong việc dạy dỗ của trường là nhằm phản ánh nền văn hóa không chỉ bằng ngôn ngữ mà còn dựa vào cả đạo cụ, những câu chuyện dân gian, bài hát, hình ảnh, giám đốc trường Hoa Mai Gloria Hodge giải thích.
Trường sẽ dạy các bé học tiếng Việt vào sáng thứ 2, thứ 4, thứ 6 trong khi các buổi chiều các em được học tiếng Anh. Trong 2 ngày thứ 3 và thứ 5, ngôn ngữ Anh- Việt sẽ được luân phiên xen kẽ, bà Hodge nói.
Mô hình mẫu giáo song ngữ đầu tiên ở Seattle
Hong, một cư dân ở bang California cho biết, thành phố Seattle có nhiều nhà thờ, ngôi chùa của người Việt, đồng thời cũng có những nhóm lập ra để dạy tiếng Việt vào cuối tuần. Hong cho rằng, thật khó để duy trì được văn hóa và ngôn ngữ Việt trong thời gian dài nếu bạn chỉ được tiếp xúc nó vào thứ 7 hàng tuần.
Giá sách ở trường Hoa Mai. Ảnh: Seattle Globalist. |
“Đó là một thiếu sót rất lớn khi chúng tôi không được nuôi dưỡng trong bản sắc của người Việt… Nếu những người gốc Việt trẻ tuổi không tìm lại được văn hóa của họ, điều này sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của những người này”, anh Hong chia sẻ.
Ngày nay, nói nhiều ngôn ngữ được dễ dàng hỗ trợ trong hệ thống trường học của Seattle, với quy hoạch SPP để cung cấp các chương trình song ngữ trong nhiều ngôn ngữ hơn trong tương lai.
Nhưng giờ đây, điều này đang dần được thay đổi, những trẻ em ở Seattle có nhiều cơ hội được tìm lại nguồn gốc văn hóa của mình thông qua trường mầm non song ngữ Hoa Mai.
Cộng đồng người Việt ủng hộ nhiệt liệt
Susan Nguyen, một người gốc Việt sống tại Nam Seattle, mẹ của bé Aiden, hiện đang theo học Hoa Mai kể lại: “Thằng bé đã về nhà và kể với chúng tôi rất nhiều thứ, bé nói được học hát, và bé hát cho tôi nghe. Aiden còn nói với tôi rằng bé được học đánh vần tên của mình và được ăn nhiều đồ ăn bổ dưỡng”.
Các bé ở trường Hoa Mai dùng bữa. Ảnh: Seattle Globalist. |
“Nó đã nhận được rất nhiều sự khích lệ từ những đứa trẻ khác”, chị Susan Nguyen cho hay.
Bé Aiden, 5 tuổi. giờ đây đã có thể hiểu được chút ít tiếng Việt. Dẫu cho ở nhà bé không thể nói tiếng Việt được nhiều hơn, nhưng bé đang cố gắng mỗi ngày.
“Tôi rất vui khi biết đến trường Hoa Mai. Khi tôi gửi con đến đây học, tôi đã làm một điều đúng đắn”, chị Susan Nguyen chia sẻ./.