Sau khi VOV phản ánhCông ty cổ phần cao su Sơn La chặt 70 ha cao su từ 6 đến 7 năm tuổi tại địa bàn huyện Mường La và Thuận Châu, tỉnh Sơn La mà không giải thích rõ nguyên nhân vì sao lại chặt, cũng như một số bất cập trong quá trình triển khai phát triên cây cao su, khiến người dân trong vùng hoang mang lo lắng.

Công ty cổ phần cao su Sơn La đã có văn bản giải trình về vụ việc VOV đề cập và triển khai ngay các pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình triển khai chương trình này tại địa phương để người dân yên tâm gắn bó với cây cao su.

cao_su_2_copy_bwxk.jpg
Chăm sóc vườn cây cao su

Ông Nguyễn Bá Duy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần cao su Sơn La đã có văn bản giải trình cụ thể và cam kết sẽ triển khai ngay các biện pháp để khắc phục những tồn tại trong quá trình triển khai phát triển cây cao su ở Sơn La.

Cụ thể: sẽ điều chỉnh ngay định mức cho phù hợp đối với những phần việc khoán cao mà công nhân kiến nghị. Tình trạng công nhân xin nghỉ việc, nguyên nhân vì tỉnh đang triển khai chính sách 363, hỗ trợ người dân góp đất trồng cao su mà  không làm công nhân, mỗi héc-ta là 3 triệu đồng/năm, trong vòng 7 năm. Vì thế mà nhiều người xin nghỉ việc không làm công nhân của công ty để nhận tiền hỗ trợ.

Việc này công ty đề nghị tỉnh tăng cường tuyên truyền, giải thích nếu không người dân vì cái lợi trước mắt nhiều người xin nghỉ việc để lấy tiền, sau này sẽ thiệt thòi khi chỉ còn 2 năm nữa là cây cao su cho thu hoạch mủ.

Đặc biệt, việc người dân quan tâm nhất hiện nay là vấn đề cổ tức đối với gần 70 ha cây cao su vừa chặt thay thế. Về câu chuyện này, công ty khẳng định: Các hộ có đất vẫn được chia cổ tức tính từ ngày góp đất, kể cả có diện tích bị trồng lại hay sâu rầy, dịch bệnh khiến bị hư hại, nên những hộ này không bị thiệt thòi gì so với các cổ đông khác trong công ty.

Về phía Công ty, các cổ đông tiếp tục góp tiền trồng lại với tinh thần của Tập đoàn khi trồng cao su ở đây mục đích chính là làm sao tạo được công ăn việc làm và tăng thu nhập cho bà con lao động./.