vov_ca1_adfu.jpg
Chiềng Bằng là một trong những xã đầu tiên của huyện Quỳnh Nhai, Sơn La Tiên phong thực hiện chuyển đổi từ trồng trọt trên nương rẫy sang phát triển nuôi cá lồng.
Nhiều lồng cá như thế này đang xuất hiện trên lòng hồ Thủy điện Sơn La.
Ông Lò Văn Khặn, ở bản Bung Én là Chủ tích Hội đồng quản trị hợp tác xã thủy sản Chiềng Bằng, cũng là hộ đầu tiên ở Chiềng Bằng thực hiện nghề nuôi cá lồng
Hiện tại, gia đình ông Khặn đã có 114 lồng cá với các loại cá như lăng, trắm, chép, rô… bình quân mỗi năm cho thu nhập khoảng 800 triệu đồng.
Theo thống kê, riêng tại xã Mường Trai, huyện Mường La và xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai đến nay đã có hơn 20 HTX nuôi trồng thủy sản.
Chất lượng của cá Sông Đà rất ngọt, thơm, thịt cá rất chắc...
Thương hiệu cá vùng Thủy điện Sông Đà – Sơn La đã lan rộng uy tín, hình ảnh tới các tiểu thương khắp nơi như TP HCM, Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai...
7.500 lồng cá với sản lượng hơn 6.000 tấn/năm là minh chứng cho Nghị quyết phát triển thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Sơn La trúng, đúng và đi vào lòng dân.
Người dân đã thực sự yên tâm và gắn bó với nghề mới, đã và đang mang lại cuộc sống khấm khá cho họ.
Từ vài lồng ban đầu, giờ đây, toàn xã Mường Trai, huyện Mường La đã có hơn 400 lồng cá.
Đảng viên Cầm Văn Sâm, bản Lả Mường còn tiên phong đầu tư hàng trăm triệu đồng làm mô hình mới.
Ngăn khe để nuôi cá.
Chính sự đầu tàu, gương mẫu của mỗi Đảng viên các thôn, bản đã làm nên “sức sống mãnh liệt” của Nghị quyết phát triển thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Sơn La.
Sau hơn 5 năm làm nghề nuôi cá lồng, gia đình anh Lò Văn Ban, ở bản Bung Én, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai đang duy trì 70 lồng nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao.
Với mục tiêu phát triển nuôi cá lồng theo hướng hiệu quả, bền vững, huyện Quỳnh Nhai sẽ hỗ trợ các hợp tác xã thủy sản đẩy mạnh đổi mới phương thức sản xuất...
Nâng cao sản lượng, năng suất và giá trị sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao, mang tính đặc hữu của vùng./.