Theo đó, tổ chức tham gia đấu giá theo quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 về bán đấu giá tài sản phải nộp phí tham gia đấu giá tài sản cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản.

dau-gia.jpg
Đấu giá tài sản tránh thất thoát tài sản nhà nước (Ảnh minh họa)

Trường hợp bán đấu giá tài sản thành thì mức thu phí được tính cụ thể như sau: Giá trị tài sản bán được dưới 50 triệu đồng mức thu 5% giá trị tài sản bán được. Từ 50 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, mức thu 2,5 triệu + 1,5% giá trị tài sản bán được quá 50 triệu đồng.Từ trên 1 tỷ đến 10 tỷ đồng 16,75 triệu + 0,2% giá trị tài sản bán được vượt 1 tỷ đồng. Từ 10 tỷ đến đến 20 tỷ đồng, mức thu  34,75 triệu đồng + 0,15% giá trị tài sản bán được vượt 10 tỷ đồng. Từ 20 tỷ đồng, mức thu 49,75 triệu + 0,1% giá trị tài sản bán được vượt 20 tỷ đồng.Tổng số phí không quá 300 triệu đồng/cuộc đấu giá.

Mức thu phí tham gia đấu giá tài sản được quy định tương ứng với giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá, mức thấp nhất từ 20 triệu đồng trở xuống, mức thu 50.000 đồng/hồ sơ cho đến mức thu cao nhất trên 500 triệu đồng, mức thu 500.000 đồng/hồ sơ.

Về quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí thu được đối với  đơn vị thu phí là doanh nghiệp kinh doanh bán đấu giá tài sản (trừ đấu giá quyền sử dụng đất) không thuộc ngân sách nhà nước, tiền phí thu được là doanh thu của đơn vị thu phí. Đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền sau khi đã nộp thuế. Hội đồng bán đấu giá tài sản được sử dụng số tiền thu phí được để trang trải qua các chi phí cho hội đồng đấu giá, nếu thừa nộp ngân sách nhà nước.

Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và quản lý sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá nộp 10% vào ngân sách nhà nước và để lại 90% số tiền phí đấu giá, phí tham gia đấu giá để trang trải chi phí tổ chức đấu giá./.