Đó là nhận định của hầu hết các chuyên gia tại Hội thảo về chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế khi tham gia các hiệp định thương mại tự do tổ chức ngày 28/5 tại Hà Nội.

Tuy nhiên, các đại biểu tại Hội thảo không thể phủ nhận rằng, các hiệp định thương mại tự do đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các ngành kinh tế, đặc biệt là cơ hội xuất khẩu với thuế quan ưu đãi và thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước đối tác.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, bên cạnh việc mở ra các lợi ích từ tự do thương mại, các hiệp định này cũng sẽ hạn chế quyền, thậm chí là cấm Chính phủ thực hiện các chính sách nhất định để hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến tương lai của các ngành kinh tế.
doanh_nghiep_bdbz.jpg
Tham gia FTA, doanh nghiệp cần chủ động chiến lược kinh doanh để tận dụng thời cơ. (Ảnh P. Lê/Báo Bình Dương)

Giám đốc trung tâm WTO của VCCI cho biết, hiện nay chính sách bảo hộ của chính phủ thông qua chính sách thuế quan không còn nhiều. Tuy nhiên, theo bà Trang, các công cụ khác thì còn khá nhiều nhưng vẫn chưa khai thác sử dụng hết, như tư vấn chính sách thuế, công cụ chống bán phá giá, công cụ phòng hộ thương mại…

Bà Trang cũng nhấn mạnh, điều quan trọng là bản thân các doanh nghiệp phải hiểu và tận dụng một cách hiệu quả. Các chính sách hỗ trợ cho các ngành chỉ bị hạn chế ở những lĩnh vực Việt Nam cam kết không áp dụng biện pháp hỗ trợ, bà cho biết thêm.

Chia sẻ quan điểm này, ông Nguyễn Anh Dương, Phó trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, không gian chính sách hỗ trợ các ngành hàng còn phong phú, do đó các cơ quan Nhà nước cần có cách thức hiệu quả hơn để duy trì không gian chính sách hợp lý cho các ngành hàng trong bối cảnh mới./.